28/05/2024 06:35 GMT+7

Đừng biến ai vào thế khó xử khi mời cưới

Nhiều người không mời người không đủ thân thiết dự đám cưới, nhưng lại sợ bị trách, nên vẫn gửi thiệp.

Một đám cưới ấm cúng với những khách mời thân thiết là điều mà nhiều người trẻ hướng đến, nhưng nhiều mối quan hệ khiến cô dâu, chú rể phân vân - Ảnh minh họa: ĐOÀN NHẠN

Một đám cưới ấm cúng với những khách mời thân thiết là điều mà nhiều người trẻ hướng đến, nhưng nhiều mối quan hệ khiến cô dâu, chú rể phân vân - Ảnh minh họa: ĐOÀN NHẠN

Rồi khi ấy vô tình nghe "không quá thân sao mời" hay biến tiệc cưới của mình thành một buổi tiệc "loãng" mà bản thân chủ nhân cũng không mong muốn.

Nói dối sẽ đãi tiệc cho qua chuyện

Đọc các bài viết trên Tuổi Trẻ Online về chủ đề mời dự đám cưới, tôi nhận thấy trong nhiều mối quan hệ, bản thân người mời đám cưới hay người được mời mà không vui cũng đều có nỗi khổ tâm.

Tôi có cô bạn làm dẫn chương trình sự kiện. Đó là công việc tự do và có quá nhiều mối quan hệ xã giao. Trước đám cưới, bạn tôi đã rối như tơ vì lên danh sách khách mời, nhưng rồi thấy ngại khi gửi thiệp cho nhiều đối tác, bạn bè không thân. Ai cũng dặn đám cưới nhớ mời. Nhưng những lời dặn đó có mấy lời là thật lòng?

Cô gạch bỏ hết các mối quan hệ không thân. Đám cưới được tổ chức ấm cúng ở quê với những khách mời thân thiết.

Nhưng rồi sau đám cưới, cô nhận vô số lời trách móc. Trong giây lát vào thế bí, cô đành nói dối là "bọn em sẽ đãi tiệc sau". Và không có sau đó.

Thế rồi người thì giận thật, người mừng vì thoát thiệp mời. Nhưng cũng ít nhiều gây xáo trộn cảm xúc và công việc của cô trong một thời gian.

Cách tôi áp dụng khiến mình và người quen không rơi vào thế khó xử - Ảnh minh họa: ĐOÀN NHẠN

Cách tôi áp dụng khiến mình và người quen không rơi vào thế khó xử - Ảnh minh họa: ĐOÀN NHẠN

Một lời báo tin chân thành thay tấm thiệp mời cưới

Tôi và chồng cùng sinh sống tại một thành phố hơn chục năm. Nhưng cả hai vẫn quyết định tổ chức đám cưới nhỏ ở quê, không báo hỷ hay đãi tiệc ở thành phố. Nhẩm sơ sơ, đãi tiệc cũng sẽ chục mâm khách hàng và đối tác của chồng, đồng nghiệp của tôi và bạn bè cả hai.

Từ kinh nghiệm của mình, cô bạn bày tôi một cách mà sau này khi áp dụng, được rất nhiều người khen ngợi: Làm sao để không mời cưới những mối quan hệ chưa đến mức thân thiết mà không làm mất lòng người ta.

Theo bạn tôi chỉ, tôi quyết định chia khách mời thành 2 nhóm. Một là thân thiết, chắc chắn mời, và nhóm kia đang phân vân. Đa số trong nhóm phân vân là bạn bè thời đại học không quá thân thiết, người quen biết, đối tác, khách hàng…

Tiệc cưới với những khách mời thân thiết là điều ai cũng mong muốn, nhưng nếu không khéo sẽ gây mất lòng người không thân - Ảnh minh họa: ĐOÀN NHẠN

Tiệc cưới với những khách mời thân thiết là điều ai cũng mong muốn, nhưng nếu không khéo sẽ gây mất lòng người không thân - Ảnh minh họa: ĐOÀN NHẠN

Thay vì gửi thiệp mời để đưa họ vào thế phải gửi tiền mừng, hai vợ chồng đã hẹn cà phê hoặc gọi điện, nhắn tin báo tin mừng và xin phép không mời đám cưới.

Nội dung chỉ đơn giản như: "Dạ sắp tới em tổ chức đám cưới ở quê. Chắc anh/chị sẽ khó về dự được vì xa quá nên em ngại gửi thiệp mời anh/chị. Em rất quý anh/chị và muốn báo tin để anh/chị mừng cho em. Hẹn có dịp em sẽ giới thiệu chồng/vợ đến anh/chị vào một ngày gần nhất".

Nhiều người khi nhận lời báo tin của tôi đã vui vẻ và thành tâm chúc phúc. Có người còn tìm đồng nghiệp thân của tôi để… gửi tiền mừng. Nhưng điều đáng nói là sau đám cưới, mối quan hệ của đôi bên đều tốt đẹp. Một số người khen cách làm của tôi, không đẩy người khác rơi vào thế khó xử. Có người đã hẹn gặp cà phê, tặng một món quà nhỏ cho hai vợ chồng tôi sau đám cưới.

Nhắn tin cảm ơn khách gửi tiền mừng cưới

Chồng tôi có bày tôi một việc và cả hai đã làm, cũng nhận về nhiều thiện cảm từ mọi người sau đám cưới. Với những khách không tham dự nhưng gửi tiền mừng cưới, chúng tôi đều gửi tin nhắn cảm ơn họ. "Em đã nhận được quà mừng cưới của anh/chị, vợ chồng em xin cảm ơn anh chị rất nhiều!". Một tin nhắn đơn giản thôi nhưng sẽ ấm lòng người không dự đám cưới mình được.

Khách dự đám cưới là để chung vui, đừng mời nhiều để… kiếm lờiKhách dự đám cưới là để chung vui, đừng mời nhiều để… kiếm lời

Nhiều bạn đọc cho rằng không nên tính toán lời lỗ, thiệt hơn khi tổ chức đám cưới. Ngoài ra, bản thân chủ tiệc nên tự tính xem ai là người mình nên mời, thay vì mời tràn lan hay mời “trả lễ”.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên