Ông Stephan Weil nhấn mạnh rằng vấn đề mà Đức đang phải đối mặt là tình trạng thiếu hụt lao động lao động trẻ, đặc biệt là ở ngành cơ khí - kỹ thuật và khoa học tự nhiên.
Lực lượng lao động trẻ đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của nước Đức. Do đó, mục tiêu của chuyến thăm Việt Nam lần này là tìm kiếm những người trẻ có nhu cầu sang Đức học tập và làm việc.
"Ý tưởng này của chúng tôi cũng đã được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương Việt Nam ủng hộ", ông cho biết.
Theo ông, để hiện thực hóa ý tưởng trên, trường có thể cử sinh viên sang Đức để được đào tạo trực tiếp. Sau khi được đào tạo, làm việc tại Đức, nguồn nhân lực Việt Nam khi trở về quê hương sẽ góp phần cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, phục vụ nhu cầu phát triển của nước nhà và là cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Đức.
Tương tự, bang Hạ Saxony có thể tổ chức những chương trình dạy nghề phù hợp theo quy chuẩn Đức tại Việt Nam. Dù được đào tạo ở đâu thì điều quan trọng nhất vẫn là phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp Đức.
Chiều 6-10, thủ hiến Stephan Weil và các doanh nghiệp đến tham quan các xưởng thực hành, sản xuất tại Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng.
Tại đây, ông tỏ ra bất ngờ khi trường có số lượng học viên khoảng 12.000 nhưng có thể chia 500 lớp học thành 3 ca để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất.
"Đây là điều mà chưa có trường nghề nào ở Đức làm được", thủ hiến Stephan Weil cho biết. Ông kỳ vọng trong tương lai sẽ có cơ hội trao đổi, tìm hiểu thêm về công tác đào tạo nghề tại Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận