Nuôi tôm trong nhà kín theo hướng công nghệ cao, không dùng chất kháng sinh là mô hình đang được nhân rộng tại Bạc Liêu - Ảnh: Chí Quốc
Những chuyển biến trong nông nghiệp, theo Bộ trưởng Cường đã làm xuất hiện những bất cập, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa bao quát, điều chỉnh hết các hành vi có trong thực tế sản xuất, kinh doanh; một số quy định không còn phù hợp với các đạo luật mới và với thông lệ quốc tế.
Đa số thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với sự cần thiết phải ban hành các dự luật trên, đồng thời bày tỏ băn khoăn là liệu sự ra đời của các đạo luật quan trọng này có chấm dứt được những tồn tại, hạn chế, bức xúc bấy lâu của ngành nông nghiệp như "tình trạng trồng rau hai luống, nuôi lợn hai chuồng (tức là nuôi, trồng riêng để ăn và để bán) rồi năm nào cũng phải giải cứu lợn, củ cải, dưa hấu… không?".
Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng nêu: làm sao để đời sống nhân dân ổn định, tránh tình trạng cứ trồng cây rồi lại chặt bỏ, năm nào cũng thấy hiện tượng được mùa mất giá, phải có thông tin thị trường tốt cho nông dân đỡ khổ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết Ban soạn thảo đã cố gắng rà soát hệ thống pháp luật, bổ sung các quy định mới phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về sản xuất hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó định hình nền sản xuất hàng hoá lớn, theo chuỗi giá trị, hiệu quả, nhằm đưa các ngành sản xuất nông nghiệp vào "quỹ đạo bền vững". Quốc hội sẽ thảo luận lần đầu về hai dự luật nêu trên tại kỳ họp giữa năm 2018.
*Ngày 13-4, trong chuyến công du đến VN, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và nguồn nước Úc David Littleproud cùng phái đoàn đã đến TP.HCM tham gia một số hoạt động thúc đẩy giao thương giữa hai nước.
Sáng cùng ngày, phái đoàn Úc đã dự lễ khởi động dự án đào tạo, trao đổi kỹ năng và quản lý cơ sở giết mổ, hợp phần đào tạo trong nước tại Công ty Vissan.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông David Littleproud cho biết nông sản VN có nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang Úc.
Giữa hai nước đã tạo một mối quan hệ đối tác cùng nhau hợp tác phát triển nông nghiệp, xây dựng một môi trường nghiên cứu để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
Cho tới thời điểm này, đã có một số mặt hàng nông sản Việt được hai bên thống nhất đưa vào lộ trình tiếp cận thị trường.
Hiện một số mặt hàng thủy hải sản của VN khó xuất vào Úc do chính sách kiểm tra nghiêm ngặt hàng nhập khẩu của nước này, đặc biệt là tôm. Tuy nhiên, phía Úc cũng đã cam kết tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sau khi rà soát.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận