Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Suốt gần 3 năm qua, có một chàng trai cứ lặn lội từ Nam chí Bắc để kiếm tìm, lọc chọn từng loại nông sản, đặc sản Việt trước khi đưa chúng vào "bộ sưu tập" của mình. Anh có tình yêu mãnh liệt với nông nghiệp, chúng đủ khiến anh bỏ quyết tâm đeo đuổi cả đời để thực hiện sứ mệnh nâng tầm cho nông sản Việt bằng công nghệ.
Anh là Phạm Ngọc Anh Tùng, 32 tuổi, người sáng lập trang thương mại điện tử nông sản Foodmap - nơi quy tụ hầu hết các loại nông sản, đặc sản từ mọi miền Tổ quốc. Ở đó không chỉ có nông sản và đặc sản Việt, mọi khách hàng khi đến với Foodmap còn có thể được nghe kể những câu chuyện về hành trình tạo ra từng loại nông sản, đặc sản ấy…
Những ngày đầu thời bình thường mới (tháng 11-2021), chúng tôi đến trụ sở rợp sắc xanh của Foodmap, một văn phòng nằm nép mình sau một góc bàng lão cuối con hẻm nhỏ 284 đường Lũy Bán Bích (Q. Tân Phú, TP.HCM). Đối nghịch với khung cảnh cửa đóng then cài của những cửa hiệu phía mặt tiền đường, văn phòng của Tùng lại rộn ràng tiếng chuông "reng" của điện thoại, của những cuộc trao đổi về đơn hàng, sản phẩm…
Phạm Ngọc Anh Tùng từng xuất hiện khắp các mặt báo với biệt danh "chàng trai robot". Đó là khi quay ngược về hơn chục năm trước, "chàng trai robot" là cái tên được các giảng viên và sinh viên trường ĐH Bách khoa TP.HCM đặt cho Tùng ngay từ những ngày đầu anh theo học ngành Điện - điện tử tại trường này.
Tùng sở hữu bộ sưu tập hàng chục con robot từng được đưa vào phục vụ cho lĩnh vực giáo dục, các thí nghiệm ngành cơ điện tử, tự động… trong và ngoài nước. Đam mê robot và từng xem nó là "nguồn sống" của đời mình, thế nhưng bỗng một ngày Tùng nghỉ ngang đại học khi đang là một sinh viên năm ba. Lý do rất mạnh mẽ, "vì cảm thấy không còn phù hợp".
Sáu năm trước, Tùng khăn gói lên cao nguyên Đà Lạt và đầu quân cho trang trại Cầu Đất Farm. Chưa từng trải qua công việc nhà nông, thế nhưng việc quanh năm suốt tháng làm bạn với những góc chè, góc cà phê quý hiếm Arabica… trên độ cao hơn 1.600m khiến anh quyết "cắm neo" nơi đây.
Cuộc tương phùng với núi rừng cỏ cây đã khiến chàng trai đang là giám đốc công nghệ cho một tập đoàn lớn, hưởng mức thu nhập ổn định rẽ sang một con đường đầy chông gai. Đó là gác lại công việc để lao động như một nông dân, đeo đuổi giấc mơ nâng tầm giá trị cho nông sản Việt. "Các mặt hàng nông sản ở Việt Nam mình rất dồi dào, nhưng tiếc là chưa có một ai đủ sức để khai thác hết giá trị của nó", Tùng trăn trở.
Những ngày đầu xuân năm 2021, chúng tôi theo chân Tùng trong một chuyến khảo sát sản phẩm trên những ngọn đồi cao hơn 1.600m. Trên con xe địa hình, Tùng rồ ga băng qua những cung đường rộng chừng nửa mét, nằm vắt ngang trên các sườn núi, bên kia là vực sâu thăm thẳm. Được nửa đoạn đường, đoàn phải bỏ lại xe để cuốc bộ lên những con dốc đá lởm chởm. Cứ thế, hành trình kiểm nghiệm sản phẩm của Tùng như một cuộc thám hiểm núi rừng, mà đích đến là những loại nông sản tốt nhất.
Đã quen với đường sá nên Tùng luôn là người băng băng đi đầu. Vừa đặt chân lên triền đồi chè mênh mông, anh xắn tay áo lao nhanh đến rồi tự tay lựa từng búp chè non còn đọng sương. Rất dứt khoát, những búp nõn đầu tiên được Tùng cho vào miệng ăn ngon lành rồi khen ngọt.
"Chè có thể thu hoạch quanh năm, nhưng chỉ riêng chè vụ xuân mới thực cho ra chất vị đặc biệt. Hút trọn dưỡng chất rồi ủ mình trong sương giá mùa đông, đến xuân thì bung nở nên chè vụ xuân sẽ có nhiều hoạt chất hơn tất cả các vụ còn lại trong năm" - Tùng dẫn giải.
Hơn 3 năm làm việc như một nông dân thực thụ ở Cầu Đất Farm là dịp để Tùng hiểu hơn về nông nghiệp. Chưa kể, việc được đi đến hơn 15 quốc gia đã giúp anh có đủ thời gian để học tập và nghiên cứu nhiều loại hình nông nghiệp khác nhau. Đặc biệt, được tiếp xúc với hầu hết những người đầu ngành và các khâu trong chuỗi cung ứng nông nghiệp khiến anh nói rằng càng yêu hơn nền nông nghiệp nước nhà.
Ăn ngủ cùng nhà nông bao năm, Tùng am hiểu rất rõ về tính thời vụ, thời tiết, đặc tính của từng loại nông sản. Không chỉ nông sản mà đặc sản vùng miền cũng là điều mà Tùng hướng đến trong kế hoạch xây dựng Foodmap. Khác mọi người, cách mà anh bao năm qua vẫn làm là tự tìm đến những gia đình sản xuất đặc sản theo lối truyền thống rồi dạy cho họ cách đăng ký kinh doanh, thương hiệu, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…
Với Tùng, nông nghiệp không chỉ là cội nguồn của các nền văn hóa mà còn là một ngành tạo ra nhiều ảnh hưởng cho xã hội. Ngành nông nghiệp Việt có thế mạnh, tiềm lực rất lớn, tuy nhiên giá trị lại không cao, bản thân người tiêu dùng trong nước hầu hết đều không hiểu hết giá trị nông sản của nước mình.
Từ tình yêu nông nghiệp mãnh liệt, với Tùng không có chuyện giải cứu nông sản. Nông dân, nhà sản xuất và Foodmap phải cùng nhau mang lại những giá trị bằng chính những câu chuyện thật, sản phẩm chất lượng để gửi đến người tiêu dùng.
Từ lợi thế là một công ty công nghệ có những am hiểu nhất định trong nông nghiệp, Foodmap mà Tùng xây dựng là hình ảnh của những người trẻ tuổi đam mê nông nghiệp, gần gũi với người nông dân và mong muốn là cầu nối giữa người nông dân, nhà sản xuất với người tiêu bằng công nghệ. "Công nghệ sẽ giúp tối ưu các giá trị, cắt các khâu trung gian và đẩy được giá trị của nông đặc sản Việt đi xa hơn", Tùng nói.
Đến nay, Foodmap đang làm việc với hơn 500 nhà sản xuất, cung cấp ra thị trường hơn 2.000 mặt hàng nông đặc sản, từ hầu hết 63 tỉnh thành của Việt Nam. Không dừng lại ở sự đa dạng sản phẩm, khách hàng còn bị lôi cuốn vào câu chuyện của do chính chàng trai xứ Huế và các cộng sự tâm tình viết nên qua những thước phim về hành trình khám phá những vùng đất, con người gắn liền với từng loại nông đặc sản có mặt trong "bản đồ nông sản sạch".
Bất kỳ đâu, sản phẩm gì, từ đường thốt nốt An Giang, hồng treo gió Đà Lạt, gạo tự nhiên Long An, nước mắm Phú Quốc, bơ Đắk Lắk... đều in hằn dấu ấn của những người trẻ. Tùng quan niệm đằng sau mỗi sản phẩm đều có những câu chuyện đầy ý nghĩa. Và FoodMap giúp người tiêu dùng hiểu hơn về nông sản Việt, từ đó xây dựng nên một bệ phóng vững chắc giúp nông sản Việt phát triển xa hơn. "Bệ phóng" ấy đã đưa nông sản Việt lên sàn thương điện tử như Lazada, Tiki cũng như xúc tiến đưa lên sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon…
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận