Trung Quốc có lợi thế xuất phát sớm khi đã phát triển quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN từ năm 2003. Kinh tế là nền tảng của mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Nhưng một rào cản trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN là tranh chấp chủ quyền trên biển. Các nước khu vực rất quan ngại với sự hung hăng của các con tàu bán quân sự Trung Quốc trên biển Đông.
Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn một mực chủ trương đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp nhằm tận dụng ưu thế nước lớn trước các quốc gia láng giềng nhỏ bé hơn. Chính sách này của Bắc Kinh là cơ hội để các cường quốc khác tăng cường quan hệ với Đông Nam Á.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cũng sẽ tham dự APEC và EAS trước khi đến thăm chính thức Indonesia. Giới chuyên gia quốc tế đánh giá các nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á của Seoul lặng lẽ hơn nhiều so với Bắc Kinh, nhưng đang phát huy hiệu quả. Năm 2012, Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN sau Trung Quốc. Tại APEC, bà Park sẽ dự các hội nghị kinh tế và khi đến Brunei sẽ nhóm họp với lãnh đạo 10 nước ASEAN.
Tuy nhiên năm 2013 là năm đánh dấu sự trở lại của Nhật tại Đông Nam Á. Trong bảy tháng đầu nắm quyền, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đến Đông Nam Á ba lần. Các quan chức Nhật cũng liên tục đến thăm các nước khu vực. Qua đó, Nhật đã tăng cường quan hệ quân sự với một số nước khu vực như Philippines và Malaysia.
Nhật cũng không quên tăng cường hợp tác kinh tế với các nước ASEAN. Ông Abe đã quyết đưa Nhật tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông kêu gọi các doanh nghiệp Nhật tăng cường đầu tư vào ASEAN. Theo báo Japan Daily Press, ông Abe cũng lên kế hoạch cử giáo viên Nhật sang các nước Đông Nam Á để dạy tiếng Nhật nhằm tăng cường quan hệ văn hóa.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận