04/10/2024 15:32 GMT+7

Đưa điện ảnh đến với trẻ khiếm thị

Sáng 4-10, 70 học sinh khiếm thị của Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đã có buổi xem phim thật đặc biệt tại rạp Lotte (quận 1, TP.HCM).

Đưa điện ảnh đến với trẻ khiếm thị - Ảnh 1.

Học sinh Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu xem buổi chiếu phim rạp đặc biệt tại cụm rạp Lotte Nowzone, quận 1 - Ảnh: THANH HIỆP

Suốt đoạn đường từ trường đến rạp, các em học sinh Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu rôm rả, tíu tít trò chuyện về buổi chiếu phim sắp diễn ra.

Học sinh khiếm thị xem phim bằng thính giác

Đưa điện ảnh đến với trẻ khiếm thị - Ảnh 2.

70 bạn học sinh khiếm thị xếp hàng, nắm tay nhau đi vào rạp chiếu phim

Có em từng được xem phim đã hào hứng nói về trải nghiệm của mình cho những bạn chưa từng đi xem lần nào. "Đợt trước mình được xem phim Đầu gấu bắc cực, vui ghê!" - em Đặng Gia Bảo (lớp 4A) nhớ lại. 

Đưa điện ảnh đến với trẻ khiếm thị - Ảnh 3.

Các khán giả nhí thưởng thức bắp nước trong lúc xem phim

Khi đến rạp, các em được đưa vào phòng chiếu dành riêng cho mình để xem bộ phim Cậu bé cá heo.

Một "gia vị" không thể thiếu trong các buổi chiếu phim mà các em thiếu nhi thường háo hức chờ đợi chính là bắp rang. Nên em nào cũng nôn nao chờ nhận. Rồi không đợi đến khi phim chiếu, vừa nhận được phần bắp nước là các em đã thử ngay. 

Đưa điện ảnh đến với trẻ khiếm thị - Ảnh 4.

Cô Nguyễn Thị Thanh Huệ, hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu

Phim vẫn sẽ được chiếu như bình thường với phiên bản có lồng tiếng. Nhưng để các em hiểu tình tiết phim, buổi chiếu phim sẽ có thêm một "người thuyết minh". 

Xuyên suốt buổi chiếu phim, "người thuyết minh" sẽ miêu tả lại những hoạt động của nhân vật, đặc biệt là những lúc nhân vật không có thoại. 

Còn các khán giả nhí thì rôm rả chia sẻ với nhau về tình tiết phim, cũng như đoạn miêu tả của "người thuyết minh". Đôi lúc các em lại cười phá lên vì câu thoại, đoạn miêu tả hài hước của "người thuyết minh". Có những em tuy không thể theo dõi phần hình trên màn ảnh, nhưng vẫn háo hức đón nhận những thanh âm, không khí của bộ phim, rạp chiếu mang lại...

Điện ảnh giúp các em khiếm thị cảm thấy "không bị bỏ quên"

Đưa điện ảnh đến với trẻ khiếm thị - Ảnh 5.

Bạn Nguyễn Trần Như Hảo là con gái của một thầy giáo trong Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Nhận được lời kêu gọi của ba, Như Hảo đã trở thành "người thuyết minh" cho các bạn học sinh của trường khi xem phim

Học sinh khiếm thị cũng có nhu cầu giải trí như các bạn đồng trang lứa nên rất mong đợi được đi xem phim. Những hoạt động thực tế như vậy giúp các em không cảm thấy mình bị bỏ quên giữa dòng chảy xã hội.

Phim còn là một hình thức giáo dục khi nội dung được lồng ghép những bài học ý nghĩa với hình thức thu hút, dễ nhớ. 

Em Bùi Lâm Nhật (lớp 6A) chia sẻ: "Em muốn có nhiều buổi xem phim hơn vì phim giúp em rút ra được những bài học hay".

Bà Huỳnh Thư - đại diện Công ty Lotte Cinema Việt Nam, đơn vị tài trợ cho chương trình - cũng mong muốn các bạn học sinh có buổi trải nghiệm xem phim tuyệt vời để gắn kết với điện ảnh hơn.

Đưa điện ảnh đến với trẻ khiếm thị - Ảnh 8.

Các thầy cô, học sinh của trường chăm chú theo dõi bộ phim

Còn cô Nguyễn Thị Thanh Huệ - Hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, bày tỏ: "Qua buổi chiếu phim lần này, tôi mong muốn rạp phim sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động để các em có thể trải nghiệm xem phim tại rạp nhiều hơn".

Đem điện ảnh đến với trẻ khiếm thị - Ảnh 8.Những con chữ nổi nuôi ước mơ chạm vào trang sách

Để hoàn thành bộ sách chữ nổi kịp tiến độ năm học mới, các giáo viên tại Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quận 10, TP.HCM) đã dành ba tháng hè làm sách chữ nổi cho các em.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên