Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM là một trong những điểm đến luôn được du khách lựa chọn ghé thăm - Ảnh: Q.Thi |
Hội thảo do Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, và Đại học Văn hóa TPHCM đồng tổ chức.
Hội thảo lần này như một dịp các “nhà chuyên môn” ngồi lại với nhau trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những phương pháp marketing bảo tàng, di tích đã được áp dụng thành công, kể các các hình thức marketing đã triển khai mà chưa thực hiện được…
Theo TS Hoàng Anh Tuấn - giám đốc bảo tàng Lịch sử TP.HCM, hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm phủ nhận sự tồn tại của thị trường trong hoạt động di sản văn hóa, cho rằng đây là lĩnh vực hoạt động văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống do đó không phải là hoạt động hàng hóa, thương mại; hoạt động này phải là miễn phí, phi lợi nhuận cho mọi đối tượng và bảo tàng chính là thiết chế văn hóa thường xếp vào khối sự nghiệp - không phải là doanh nghiệp ngay trong cả bối cảnh kinh tế thị trường.
Chính cách hiểu này trở thành “rào cản lớn về mặt chính sách đối với sự phát triển của các bảo tàng công lập” - ông Tuấn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, hội thảo đã đưa ra và thống nhất các công cụ cơ bản của marketing di sản văn hóa, - bảo tàng, trong đó có đặt vấn đề tiếp thị qua mạng xã hội, quan hệ công chúng, quản trị truyền thông và tổ chức các ấn phẩm có tính quảng bá…; các giải pháp truyền thông marketing để thu hút khách tham quan bảo tàng.
Trong vai trò chủ tọa, TS Nguyễn Văn Cường cho rằng vai trò của marketing bảo tàng, di tích là hết sức cần thiết và bày tỏ mong muốn: sau hội thảo này, chúng ta sẽ cùng cam kết kiểm chứng, đánh giá, lượng hóa sự tác động kết quả của hội thảo tới hoạt động marketing của các bảo tàng, di tích sau một khoảng thời gian.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận