08/08/2008 09:55 GMT+7

Dự thảo (lần 7) chiến lược phát triển Giáo dục VN: Đổi mới chính sách học phí

TRỊNH VĨNH HÀ
TRỊNH VĨNH HÀ

TT (Hà Nội) - Trong bản dự thảo xác định nguồn tài chính chi cho giáo dục giai đoạn 2008-2020 được trình bày tại hội thảo góp ý cho dự thảo lần 7 về chiến lược phát triển giáo dục VN diễn ra ngày 7-8, Bộ GD-ĐT đã đề cập việc đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học.

bzES9Hjz.jpgPhóng to
Thêm nhiều ưu đãi cho sinh viên ngành sư phạm - Ảnh: T.T.D.
TT (Hà Nội) - Trong bản dự thảo xác định nguồn tài chính chi cho giáo dục giai đoạn 2008-2020 được trình bày tại hội thảo góp ý cho dự thảo lần 7 về chiến lược phát triển giáo dục VN diễn ra ngày 7-8, Bộ GD-ĐT đã đề cập việc đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học.

Theo ông Nguyễn Văn Ngữ - vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ GD-ĐT), từ năm 2008 học phí giáo dục mầm non và phổ thông thu theo tỉ lệ 6% so với thu nhập bình quân của hộ gia đình theo từng địa phương. Dự kiến học phí thu năm 2008 là 19.559 tỉ đồng, trong đó công lập 6.565 tỉ đồng, ngoài công lập 12.994 tỉ đồng, chiếm 1,46% GDP. Ước số học phí thu được năm 2020 là 131.810 tỉ đồng, chiếm 1,75% GDP.

Học phí đối với đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thu đảm bảo chi thường xuyên cho các nhóm ngành đào tạo, tiến tới đảm bảo chi phí đào tạo. Học sinh tiểu học, học sinh nghèo theo chuẩn quốc gia, học sinh diện chính sách được miễn học phí. Giảm học phí cho đối tượng cận nghèo, hỗ trợ chi phí học tập (chi ngoài nhà trường) cho học sinh phổ thông diện chính sách, học sinh các vùng có thu nhập thấp.

Bộ GD-ĐT đề xuất xây dựng thống nhất bộ tiêu chí quản lý tài chính giáo dục trong các cơ sở GD-ĐT, quy định báo cáo về tài chính giáo dục gửi Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính nhằm minh bạch và công khai tài chính của toàn hệ thống giáo dục.

Tham gia vai trò giám sát sử dụng tài chính cho giáo dục sẽ có đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đại diện học sinh, sinh viên, đại diện giáo viên, giảng viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Sinh viên các trường sư phạm sẽ hưởng chính sách miễn học phí theo phương thức khác: tín dụng sinh viên. Sau khi ra trường năm năm đối với sinh viên học ĐH, CĐ và ba năm đối với TCCN thì Nhà nước sẽ xóa nợ (cả gốc và lãi) phần chi trả học phí.

Để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không phải chịu gánh nặng chi phí cho đối tượng được miễn giảm học phí, Bộ GD-ĐT đề nghị Nhà nước thực hiện chính sách cấp học phí trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng chính sách miễn, giảm. HS, SV thuộc diện này sẽ sử dụng số tiền được cấp để nộp học phí cho trường.

Cũng với phương án học phí trên, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ thành lập các quỹ trợ giúp người nghèo, khuyến khích người học giỏi như quỹ trợ giúp học phí, các quỹ học bổng, quỹ khuyến học, khuyến tài.

Ông Nguyễn Văn Ngữ cho rằng: "Nếu đặt yêu cầu học phí mầm non và phổ thông phải bù đắp được chi phí thường xuyên hay bù đắp tiền lương thì mức học phí sẽ rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của đa số người dân. Và vì thế sẽ có nhiều học sinh bỏ học".

TRỊNH VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên