Ông Nguyễn Tuấn Dũng - phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, phó trưởng ban tổ chức lễ hội Tháp Bà năm 2015 - cho biết lễ hội kéo dài từ ngày 8 đến 11-5 (nhằm ngày 20 đến 23-3 âm lịch). Đây là hoạt động văn hóa giao thoa giữa người Chăm và Việt.
Có trên 120 đoàn từ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, TP.HCM… về dâng hương tại tháp. Do năm nay lễ hội Tháp Bà trùng với lễ đầu năm của người Chăm nên lượng bà con và du khách về dự lễ đông hơn năm ngoái. Dự kiến có hơn 100.000 lượt người về dự lễ.
Lễ hội còn có nhiều hoạt động như các nghi thức cúng, các đoàn về dâng hương, các nghi thức lễ cúng truyền thống, hát tuồng, múa dâng Mẫu, biểu diễn làm gốm, dệt thổ cẩm… phục vụ bà con.
Trước đó, tối 8-5, ban tổ chức lễ hội đã tổ chức thả hơn 12.000 chiếc đèn hoa đăng xuống sông Cái - khu vực cầu Xóm Bóng và tháp Bà Ponagar cùng với lễ cầu siêu cầu quốc thái dân an.
Quần thể Tháp Bà Ponagar là quần thể đền Tháp Champa được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ 8, thờ nữ thần Ponagar. Tháp Bà Ponagar đã được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1979 và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2012.
|
Điệu múa dâng Mẫu. Ảnh: CHÂU TƯỜNG |
|
Ông Trương Đăng Tuyến - giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Khánh Hòa đánh trống khai hội. Ảnh: CHÂU TƯỜNG |
|
Đông đảo người dân và du khách về tham dự lễ hội Tháp Bà năm 2015. Ảnh: CHÂU TƯỜNG |
|
Đường tháp tháp chính đông nghẹt người xếp hàng chờ vào dâng hương. Ảnh: CHÂU TƯỜNG |
|
Biểu diễn làm gốm của các nghệ nhân người Chăm. Ảnh: CHÂU TƯỜNG |
|
Biểu diễn dệt thổ cẩm. Ảnh: CHÂU TƯỜNG |
|
Bà con người Chăm cúng Mẫu. Ảnh: CHÂU TƯỜNG |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận