08/11/2015 09:27 GMT+7

Đại sứ du lịch: việc nhỏ gây ấn tượng lớn

LÊ NAM ghi (lenam@tuoitre.com.vn)
LÊ NAM ghi ([email protected])

TT - Đọc câu chuyện “Ép du khách trả tiền chuộc máy ảnh” (Tuổi Trẻ ngày 6-11) tôi thật sự bị sốc. Sau gần bốn năm ở VN, tôi dường như không nghe hay đọc thấy chuyện như thế này...

Ông Bryce Seator - Ảnh: L.N.
Ông Bryce Seator - Ảnh: L.N.
Nghe đọc bài báo này

Việc để lấy lại món đồ của họ là hành vi không thể chấp nhận được và càng đáng trách hơn khi hành động đó lại thực hiện bởi hướng dẫn viên du lịch.

“Hãy đừng vì những cái lợi có thể nhìn thấy trước mắt mà quên đi trách nhiệm mỗi người đang gánh vác trên vai. Trong mắt du khách, mỗi công dân VN đều là một đại sứ du lịch

Hỗ trợ du khách là trách nhiệm

Bộ phận tôi phụ trách ở khách sạn thường tiếp nhận và xử lý các trường hợp du khách thất lạc những vật dụng như điện thoại, máy ảnh, bóp...

Du khách khi nhận lại những đồ vật mà họ nghĩ rằng chẳng thể nào tìm lại được thì rất ngạc nhiên, cảm kích về sự nhiệt tình, tận tụy, trung thực của nhân viên người VN.

Thường thì du khách sẽ có một chút quà gọi là cảm ơn gửi lại cho nhân viên tìm được, nhưng theo tôi biết cũng có người không nhận vì đó là việc họ phải làm chứ không phải làm để mong nhận được sự cảm ơn bằng hiện vật.

Trong hơn ba năm làm việc tại TP.HCM, bản thân tôi đã chứng kiến nhiều chuyện tốt của người VN xung quanh mình.

Có một lần nhân viên khách sạn đi trên đường Đồng Khởi (TP.HCM) nhặt được phong bì bên trong có hơn 500 USD, dù không phải là tài sản của khách trong khách sạn mình nhưng nhân viên đó vẫn đến nộp cho bộ phận an ninh của khách sạn để nơi này cố tìm cách trao trả lại cho người bị mất.

Nhiều du khách đi taxi bỏ quên đồ trên xe, khi báo cho chúng tôi phần lớn các trường hợp đều tìm lại được.

70-80% trường hợp khách bỏ quên đồ trên taxi mà chúng tôi tiếp nhận, khi chúng tôi liên lạc với hãng taxi đều phối hợp để tìm lại được. 20% trường hợp còn lại thường là du khách không nhớ tên hãng taxi, số xe, nhà hàng... thì chúng tôi không có manh mối để tìm lại giúp cho khách.

Và khi tìm lại được đồ vật bị bỏ quên, nhiều du khách đã đưa thông tin tốt này lên trên chính mạng TripAdvisor (mạng mà cô du khách Anh mất máy ảnh đưa lên) và khen ngợi sự thành thật, nồng hậu của người VN.

Du khách dạo chơi trên bãi biển Đà Nẵng - Ảnh: T.T.D.
Du khách dạo chơi trên bãi biển Đà Nẵng - Ảnh: T.T.D.

Hãy nhân rộng điều tốt

Tất nhiên những chuyện làm buồn lòng du khách có thể xảy ra ở bất cứ thành phố du lịch nào. Bản thân tôi khi đến Mỹ cũng bị lừa mua vé xem kịch giả.

Tôi cũng nghe nói có chuyện cặp vợ chồng người nước ngoài đi taxi bỏ quên bóp trên taxi ở Đà Nẵng, sau khi báo cho công an thì đã tìm lại được chiếc bóp.

Việc Công an Đà Nẵng nhanh chóng vào cuộc tìm lại tài sản cho du khách là việc tốt. Tuy nhiên, theo tôi, làm sao đừng để công an phải vào cuộc mới có chuyện trả lại đồ để quên cho du khách, mà hãy tìm cách đánh thức những đức tính tốt sẵn có trong mỗi người và nhân rộng điều này lên.

Hãy vinh danh những người tốt, những trường hợp nhặt được đồ đánh rơi trả lại cho khách... vì một khi điều tốt được nhiều người biết, tôn trọng thì điều xấu sẽ không có cơ hội để tồn tại.

Ở khách sạn chúng tôi, mỗi tháng chúng tôi đều vinh danh những nhân viên có hành động tốt, trả lại đồ đạc thất lạc cho du khách với toàn thể nhân viên, tặng quà tượng trưng cho họ. Mỗi người khi nhìn vào hành động đúng của người khác sẽ nhớ và họ cũng sẽ có hành động tương tự.

Theo tôi, ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nên có biện pháp mạnh với cái xấu trong trường hợp nữ du khách bị ép phải trả tiền chuộc lại máy ảnh.

Vườn quốc gia hoàn toàn có thể không hợp tác với công ty du lịch đã tổ chức tour cho vị khách kia và không cho phép anh hướng dẫn viên ép du khách trả tiền chuộc máy ảnh đưa khách vào khu vực vườn quản lý, cho dù anh ta đã chuyển công ty.

Hướng dẫn viên phải là người có hành vi cư xử thật đúng đắn, anh ta là người đại diện cho các công dân VN, là đại diện cho ngành du lịch VN thì hành động vừa qua của anh thật khó có thể tha thứ.

Tôi nghĩ những ai có liên quan đến lĩnh vực du lịch như lái xe, hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, nhân viên vườn quốc gia, người bán hàng, bảo vệ, công an... phải luôn ý thức rằng mình là một đại sứ du lịch.

Mỗi hành vi ứng xử, cách giao tiếp, hỗ trợ, giúp đỡ du khách đều sẽ ít nhiều để lại ấn tượng nào đó cho du khách.

Nếu hành động đó tốt, du khách sẽ rất cảm kích, từ đó họ sẽ truyền miệng nhau, thậm chí có 1 mà nói 1,5-2 lần thực tế. Ngược lại, những gì du khách đã có ấn tượng xấu, họ có thể còn nói quá lên đến nhiều lần.

Ông Peter Cornish (người Anh, kinh doanh ở TP.HCM):

Bảo vệ du khách là việc đương nhiên

Tôi đã sinh sống ở VN nhiều năm và từng bị cướp không dưới một lần. Dĩ nhiên, cảm giác bị cướp không những làm tôi cảm thấy khó chịu mà còn khiến tôi nghĩ không tốt về người địa phương.

Qua báo chí, tôi được biết cảnh sát ở Đà Nẵng gần đây được tuyên dương vì đã nhanh chóng thu hồi số tài sản bị mất và trao trả cho vợ chồng người Hàn Quốc đang đi du lịch tại Đà Nẵng. Đây là một việc làm tốt và cần được khuyến khích.

Tuy nhiên, theo tôi, việc địa phương trao thưởng 10 triệu đồng cho cảnh sát là không nên vì đó là nhiệm vụ của họ, giống như bất cứ ngành nghề nào khác.

Ở Anh, cảnh sát cũng có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho khách nước ngoài. Đặc biệt, trong những khu vực có đông du khách thì việc bảo vệ du khách là nhiệm vụ chính của họ.

Chúng tôi nhận thức rằng du lịch có đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế đất nước nên Chính phủ Anh thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm cho du khách có khoảng thời gian đáng nhớ, được thư giãn và có ấn tượng tích cực.

QUỲNH TRUNG ghi

BRYCE SEATOR
 (người New Zealand, giám đốc bộ phận phòng, khách sạn Caravelle Sài Gòn)

LÊ NAM ghi ([email protected])
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên