Phóng to |
Sáng ra, nhóm “tù nhân” thanh niên rời khỏi Trois Rivières |
1. Để làm vừa lòng loại khách “quái”, một số nhà tù châu Âu, Bắc Mỹ đã được chuyển thành khách sạn, với cách bài trí vừa mang vẻ sang trọng, vừa không mất đi vẻ thực tế của cuộc sống lao tù. Có nhà tù đã thành khách sạn từ nhiều năm trước, có nhà tù thì chỉ mới gần đây.
Cho đến năm 1975, trước khi đóng cửa, Langholmen (ở Stockholm, Thụy Điển) là một trong những nhà tù lớn nhất và đáng sợ nhất của châu Âu. Sau hai năm cải tạo, nơi đây đã trở thành một khách sạn, mở cửa năm 1989. Và không khí của nhà tù cũ đã được tận dụng triệt để.
Phóng to | |
T-Bone (trái) là cai ngục” ở Trois Rivières. Trong xà lim là các học sinh đã trả 35 đô Canada để được vào đây ngủ một đêm |
Phóng to | |
“Tù nhân tự nguyện” trong xà lim nhà tù cũ Langholmen | Nhà ăn của nhân viên cai ngục |
Guillermo, một người Tây Ban Nha, tỏ ra sung sướng vì được ngủ trong khách sạn - nhà tù này. Ông cho biết: “Tôi hơi lạnh người, nhưng vẫn thấy ngồ ngộ!”.
Tại đây, phòng rẻ nhất (65 euro cho hai người) là những xà lim tường trơn trụi, không tiện nghi gì khác ngoài giường tầng và gương soi hình dạng máy chém. Cửa sổ vẫn ở trên cao, đề phòng tù nhân vượt ngục. Nhưng đi lại trong hành lang là nhân viên phục vụ phòng chứ không phải cai ngục.
Bảo tàng nhỏ nằm ở tầng trệt khách sạn thì không bao giờ vắng người. Các học sinh trung học, trong kỳ nghỉ cuối năm, thường háo hức vào đây để chui vào “xà lim chứng tích” và rụt rè sờ bóp những tấm nệm rơm thời nhà tù thứ thiệt.
Ossia, 14 tuổi, xuýt xoa: “Thật hấp dẫn khi được xem tất cả những thứ trong nhà tù. Chúng khiến em nghĩ đến nhà tù Break!” (một nhà tù đang hoạt động).
Khách sạn - nhà tù Langholmen tiếp đón cả những người đi theo nhóm. Đây là loại khách đông nhất giúp Langholmen kiếm tiền nhiều nhất. Hãy hình dung các tập thể cùng cơ quan làm việc với nhau trong quần áo tù nhân kẻ sọc, mô phỏng những hành động thường thấy trong các trại giam như bắt bớ, xét xử, vượt ngục...
2. Nhà tù Trois Rivières (Québec, Canada) nay cũng thành khách sạn, lại cung cấp một kinh nghiệm khác cho các thanh niên 18 tuổi đã trả 35 đôla Canada (25,50 euro)/ người để có thể ngủ lại đây một đêm.
“Im lặng!” - T-Bone ra lệnh. T-Bone béo tốt, đầu hói, râu ria có vẻ dữ dằn, là “cai ngục”. Trên ông ta còn có “giám đốc”, một người tóc nâu, hay quắc mắt nhìn mọi người.
“Hãy để tất cả vật dụng lên bàn. Các bạn sắp bị lục soát. Nếu thấy thức ăn, đồ chơi, điện thoại di động hay bất cứ những gì bị cấm, tôi tịch thu hết. Và các bạn sẽ bị phạt, rõ chứ?” - T-Bone ra lệnh tiếp.
Nhà tù Trois Rivières xây dựng năm 1822, dự kiến chỉ nhận khoảng 40 tù nhân, nhưng có lúc nơi này nhốt đến hơn 100 người. Do điều kiện giam giữ ngày càng trở nên quá tồi tệ, nhà tù đã bị đóng cửa vào năm 1986 và biến thành bảo tàng.
Julie Gascon, người chịu trách nhiệm về hoạt động văn hóa giáo dục của Québec, đã nảy ra ý định mở cửa bảo tàng đón tiếp các nhóm học sinh, các tập thể doanh nghiệp cùng các đoàn du khách Mỹ.
Ông nói: “Cho tham quan và ngủ trong nhà tù đã trở thành bảo tàng, điều này chẳng có gì ghê gớm. Các du khách ngày càng muốn được trải nghiệm cái gì đó, có thể sờ mó, hành động, thâm nhập cuộc sống lao tù”.
Tại đây, ai đi vệ sinh được phát một xô nước và làm công việc này trước... sự chứng kiến của 20 người. “Bởi toàn là chiến hữu không hà” - Norman, hướng dẫn viên, cựu tù từng bị giam giữ 15 năm ở Trois Rivières - cho biết.
Và sau khi bị lục soát, các “tù nhân tự nguyện” được chụp ảnh, phát số tù, rồi được đưa đến xà lim.
3. Tại Pháp, một chủ khách sạn đã mua lại nhà tù Sainte-Catherine đã bị đóng cửa với giá 400.000 euro. Nhà tù nằm ở Bastia, đảo Corse thuộc Pháp. Khách sạn - nhà tù này đã được tu sửa trong ba năm và sắp được khai trương.
Nhà tù cũ Sainte-Anne ở Avignon thuộc vùng Vaucluse, Pháp cũng đã được đưa ra đấu thầu (nhưng chưa công bố kết quả). Ngoài giá cả, điều kiện trúng thầu là phải cải tạo nơi đây thành khách sạn hạng sang với 90 phòng.
Một doanh nhân tham gia đấu thầu cho biết: “Nói chung, các nhà tù được xây dựng trong các thế kỷ trước đều nằm ở những vị trí tuyệt vời, ngay trung tâm thành phố. Đôi khi chúng nằm ở vùng đồi, nhìn xuống thì quả không gì sánh bằng”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận