Theo đó cho thấy trong thời gian ngắn dự báo đỉnh triều được đẩy lên quá cao nhưng sau đó hạ thấp.
Phóng to |
Triều cường gây ngập đường Lương Định Của (Q.2) sáng 4-12 - Ảnh: Đức Phú |
Cụ thể, bản tin dự báo ngày 3-12 dự báo đỉnh triều ngày 4-12 là 1,64-1,66m nhưng bản tin ngày 4-12 lại nhận định đỉnh triều chỉ 1,56-1,62m (chênh lêch từ 4-8cm).
Tương tự bản tin ngày 3-12 nhận định đỉnh triều ngày 5-12 sẽ chạm mốc lịch sử 1,67-1,68m nhưng bản tin ngày hôm sau lại cho rằng đỉnh triều chỉ ở mức 1,59-1,65m (chênh lệch 3-8cm).
Bản tin dự báo triều cường ngày 3-12 (ảnh trên) và bản tin dự báo ngày 4-12 (ảnh dưới) (Trích bản tin dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ) |
Tuy công tác dự báo chỉ trong một ngày có sai số lớn nhưng một cán bộ Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho rằng việc dự báo đúng, sai so với thực tế là bình thường và mức sai số trên nằm trong mức cho phép (từ 5-12cm, tùy theo đợt triều và các yếu tố tác động). Nguyên nhân do gió đông bắc - yếu tố tác động làm triều cường cao thêm đột ngột yếu đi.
Trong khi đó, một cán bộ dự báo thủy văn khu vực Trung bộ - Tây nguyên và Nam bộ nhìn nhận chỉ trong hai ngày mà hai bản tin dự báo đưa ra có số liệu chênh lệch cao thì nhiều người sẽ cho rằng không hợp lý.
Cho dù lý do gì đi nữa, rõ ràng công tác dự báo đỉnh triều chưa sát với thực tế chứng tỏ việc dự báo còn hạn chế và sẽ gây rất nhiều trở ngại cho công tác triển khai phòng chống, ứng phó của người dân và các cơ quan chức năng, đặc biệt tại TP.HCM đang vào mùa cao điểm của triều cường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận