Nhật thực làm các động vật sinh hoạt như thể đang là ban đêm. Trong đó, đàn ong đang đi tìm mật sẽ bay về tổ - Ảnh: Istockphoto |
Có rất nhiều giả thuyết về việc các động vật và thực vật phản ứng như thế nào khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra.
Dù vậy, theo Elise Ricard - người phát ngôn dự án nghiên cứu nhật thực Life Responds ở Viện khoa học California ở San Francisco (Mỹ), vẫn chưa có nhiều chứng cứ khoa học đủ sức thuyết phục cho những hiện tượng này.
Những ghi chép đầu tiên có thể bắt đầu từ kỳ nhật thực toàn phần vào năm 1544 khi chim chóc ngừng hót trong khoảng thời gian không có mặt trời.
Một đợt nhật thực khác xảy ra vào năm 1560 ghi nhận rằng đa số các loài chim đã ngừng bay và đáp xuống mặt đất.
Trong những thế kỷ gần đây, các nhà khoa học không ngừng cố gắng để giải đáp câu hỏi một cách có hệ thống. Tổ chức nghiên cứu lịch sử tự nhiên ở Boston đã thu thập thông tin từ những lần chứng kiến nhật thực từ năm 1932 đi qua nhiều vùng khắp Maine, New Hampshire và Vermont.
Đây được đánh giá như một nghiên cứu thực hiện khoa học và toàn diện đầu tiên về hành vi của những động vật trong suốt thời gian nhật thực.
Kết quả cho được khá đa dạng, nhưng chủ yếu các động vật lầm tưởng rằng ban đêm đã đến. Dế bắt đầu kêu, cóc, ếch nghiến răng ộp ộp, muỗi tụ tập bay thành đàn, bầy ong quay trở về tổ, gà nhắm mắt chuẩn bị đi ngủ…
Tiếp đó, những nghiên cứu trong thập niên 60 và 70 cho thấy những loài thuộc lớp giáp xác và những động vật nổi ngoi lên phía trên mặt nước về phía bóng tối trong suốt gian đoạn nhật thực xảy ra, tương tự với những hoạt động dưới nước về đêm.
Trong đợt nhật thực năm 1991, các nhà khoa học thấy rằng những con nhện đã tháo dỡ mạng của nó xuống. Ngoài ra, trong suốt thời gian mặt trời bị che khuất chỉ còn chừa một vệt sáng nhỏ vào năm 1984, những con tinh tinh trong nhiều vườn thú đã trèo lên cây và ngắm nhìn hiện tượng lạ lẫm kia.
Những quan sát này gây tò mò với nhiều người, nhất là các nhà khoa học, tuy nhiên các thống kê cho đến nay vẫn còn khá hạn chế. Điều này có thể thay đổi trong những lần nhật thực tiếp theo nhờ công nghệ mới.
Trong đó, sự có mặt rộng khắp của điện thoại thông minh có thể hỗ trợ cho những nghiên cứu phạm vi toàn cầu, giúp các nhà khoa học dễ dàng phối hợp để thực hiện dự án của mình.
Mới đây, Viện khoa học California đã khuyến khích các nhà khoa học cộng đồng sử dụng ứng dụng của viện để ghi nhận thông tin với mục đích có thể thu thập được nhiều dữ liệu hơn ở các vùng địa lý rộng hơn những kỳ nhật thực trước đây.
Trong đó, ngay cả những lần nhật thực một phần cũng được ghi chép lại cẩn thận. “Tôi thực sự nôn nóng muốn biết được việc nhật thực diễn ra ở đâu và tỷ lệ bị che khuất của mặt trời có ảnh hưởng thế nào đến các động vật”, Richard chia sẻ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận