Ông Phạm Thiện Nghĩa - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề án hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, bền vững hướng tới nâng cao chất lượng hạt gạo Việt.
"Chính từ nông nghiệp mà Đồng Tháp thực hiện được nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trở thành tỉnh xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước năm 2024 với 780 triệu USD. Đồng thời đặt mục tiêu đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít nhất trong lĩnh vực lúa gạo.
Trong đó chỉ trong 5 năm, VinaRice đã có sự phát triển vượt bậc bên cạnh nhiều doanh nghiệp khác, đóng góp vào sự phát triển của công nghiệp chế biến, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh", ông Nghĩa nói.
Dẫn lời ông Lê Minh Hoan (bộ trưởng Bộ NN&PTNT) "Thịnh vượng sẽ bắt đầu từ người trồng lúa", ông Lê Thanh Tùng - phó chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam - gửi gắm, giao trách nhiệm, trong đó có đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, cốt lõi là sự liên kết nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi ngành hàng lúa gạo.
"Tuy chúng ta chưa nhìn thấy nền công nghiệp lúa gạo hoàn thiện, nhưng từ hoạt động của những doanh nghiệp lúa gạo tại Đồng Tháp tạo tiền đề phát triển ngành hàng vững chắc hơn trong tương lai. Điều quan trọng nữa, muốn có thương hiệu phải có sự liên kết và nếu không có sự liên kết thì mãi mãi chỉ là "mua đầu chợ, bán cuối chợ"", ông Tùng nói.
Đây là năm thứ 5 VinaRice hoạt động tại Đồng Tháp với nhà máy có công suất chế biến 50.000 tấn hạt giống và 100.000 tấn gạo/năm. Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản vừa được phê quyệt đầu tư diện tích 1,1ha thuộc Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam, Cụm công nghiệp Trường Xuân, huyện Tháp Mười.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận