Như vậy, đồng rúp Nga đã ở mức thấp nhất so với USD trong 17 tháng qua. Kể từ đầu năm 2023 đến nay, đồng rúp đã sụt giảm tới 30%.
Reuters dẫn lại bình luận với Hãng thông tấn Tass (Nga) của ông Maxim Oreshkin - cố vấn kinh tế cho Tổng thống Putin - cho rằng sự sụt giảm của đồng rúp là do chính sách tiền tệ lỏng lẻo và mối bất hòa ngày càng tăng trong hệ thống tiền tệ của Nga.
Ông Oreshkin cho biết Điện Kremlin muốn một đồng rúp mạnh và mong đợi sự ổn định trong thời gian ngắn. Rất có thể Nga sẽ can thiệp để ngân hàng trung ương có động thái trước cuộc họp lãi suất vào ngày 15-9 tới.
"Đồng rúp yếu sẽ làm phức tạp quá trình chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập thực tế của người dân. Việc có một đồng rúp mạnh là vì lợi ích của nền kinh tế Nga", ông Oreshkin nói.
Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất lên 100 điểm cơ bản trong tháng 7, lên mức 8,5% sau khi giữ lãi suất ổn định kể từ tháng 9-2022. Trước cuộc họp vào tháng 9, ngân hàng trung ương đã báo hiệu cần tiếp tục tăng lãi suất.
Họ cho rằng sự trượt giá mạnh của đồng rúp trong năm nay là do cán cân thương mại Nga bị thu hẹp. Thặng dư cán cân vãng lai giảm 85% so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn từ tháng 1 đến 7.
Hồi đầu tháng 3-2022, tỉ giá đồng rúp ở mức thấp lịch sử là 120 rúp đổi 1 USD, sau khi hứng làn sóng các lệnh trừng phạt.
Đến giữa năm 2022, tỉ giá đồng rúp tăng mạnh nhất ở mức 52,93 rúp đổi 1 USD - mức cao nhất trong 7 năm - sau khi nước này có các biện pháp kiểm soát vốn và doanh thu xuất khẩu tăng lên.
Trước khi chiến sự xảy ra, đồng rúp được giao dịch ở mức 75 rúp đổi 1 USD.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận