Luật chống tin giả của Singapore sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới Facebook và các mạng xã hội nếu được thông qua - Ảnh: REUTERS
Vấn nạn đang là căn bệnh đáng lo ngại tại nhiều quốc gia . Câu chuyện "cũ mà mới" này bỗng trở thành đề tài bàn luận sôi nổi khi hôm 1-4, Chính phủ Singapore trình lên quốc hội nước này một dự thảo với nhiều nội dung khó có thể ngó lơ: "Dự luật bảo vệ trước tin giả và thao túng trên mạng".
Dự luật bao gồm hình phạt nghiêm khắc đến 10 năm tù cho người tung tin giả.
"Nếu chúng ta không tự bảo vệ chính mình, những lực lượng thù địch sẽ dễ dàng kích động các nhóm người khác nhau chống lại nhau và khiến xã hội rối loạn.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
"Trảm" mạnh tay
Singapore được mệnh danh là đảo quốc xinh đẹp và sạch sẽ nhất thế giới, nhưng quốc gia Đông Nam Á này chưa "sạch" hoàn toàn bởi "virút" tin giả vẫn tràn lan mọi ngõ ngách.
Khoảng 60% người Singapore truy cập tin tức thông qua Facebook, 53% thông qua các mạng xã hội khác và 52% thông qua các trang tin tức. Tuy nhiên, hơn 70% người dân Singapore tuyên bố thường gặp tin giả trên mạng, theo Đài Channel News Asia.
Giữa vòng xoáy tin giả, nếu được thông qua, luật mới sẽ trao cho chính phủ đảo quốc sư tử quyền "trảm" tin giả mạnh tay hơn. Theo đó, Chính phủ Singapore có thể yêu cầu các nền tảng trực tuyến gỡ xuống những thông tin sai lệch vi phạm quy định và đăng tin cải chính.
Trong số các biện pháp được đề xuất có khoản phạt lên tới 1 triệu đôla Singapore (hơn 17 tỉ đồng) và mức tù tối đa 10 năm đối với các trường hợp lan truyền tin giả nghiêm trọng nhất.
Ông Jeff Paine, giám đốc điều hành tại Liên minh Internet châu Á (AIC), nhận định nếu được thông qua, đây sẽ là luật chống tin giả có ảnh hưởng sâu rộng nhất thế giới cho đến nay.
Tuy nhiên, các gã khổng lồ công nghệ có trụ sở đặt tại Singapore như Facebook và Google không vui lắm với động thái của đảo quốc này.
Ông Simon Milner - phó chủ tịch Facebook phụ trách chính sách công khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lo ngại luật mới sẽ "trao quyền lực quá lớn cho nhánh hành pháp của Singapore" và "tự động đưa thông báo của chính phủ tới người dùng".
Cẩn tắc vô ưu
Thuật ngữ "tin giả" trở nên phổ biến sau cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016, nhưng có thể nói nó đã gây tiếng vang rộng khắp ở châu Á và dễ thấy nhất là diễn biến ở các quốc gia Đông Nam Á.
Theo trang PolitiFact, tin giả là những chất liệu không thật, được nhào nặn công phu để trông giống các báo cáo đáng tin dễ dàng lan truyền tới số đông. Dù tin giả luôn tồn tại, nhưng chính các phương tiện mới như mạng xã hội hay các ứng dụng nhắn tin đã giúp tin giả "bay cao, bay xa" mau chóng.
Không chỉ Singapore với dự luật chống tin giả gây nhiều sự chú ý, nhiều nước trong khu vực cũng đang quyết liệt với cuộc chiến chống tin giả. Câu chuyện cũ này vẫn đang cần những giải pháp mới.
Tại Indonesia, tin giả, những phát ngôn thù hằn hay những lời tuyên truyền sai lệch lan tràn tới mức chính quyền Tổng thống Joko Widodo phải tổ chức các cuộc họp hằng tuần để vạch trần và thảo luận biện pháp xử lý các thông tin này, theo Đài ABC.
Cảnh sát nước này đã bắt giữ nhiều trường hợp lan truyền thông tin sai trái sau khi các nhóm Hồi giáo cực đoan tìm cách khoét sâu căng thẳng sắc tộc. Với dân số 265 triệu người, Indonesia nằm trong số những nước có người dùng mạng xã hội nhiều nhất thế giới. Việc ngăn chặn tin giả đang được đẩy mạnh tại xứ sở vạn đảo khi cuộc tổng tuyển cử đang cận kề.
Campuchia cũng thông qua các quy định chống tin giả của nước này. Theo đó, bất kỳ ai đăng tải các thông tin sai lệch lên mạng xã hội hay các trang web có thể bị phạt 2 năm tù cùng số tiền 1.000 USD, theo báo SCMP.
90% Cuối tháng 9-2018, hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Ipsos công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy cứ 5 người Singapore có tới 4 người trả lời họ tự tin mình có thể phát hiện đâu là tin giả. Ấy vậy mà, khi làm bài kiểm tra xác định tin giả, có tới 90% số người trả lời sai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận