Ảnh: IOTI
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu điện từ năm 2017 đến 2040 ở châu Á có thể tăng 60%. Các quốc gia trong khu vực có thể đầu tư tới 13,6 tỉ đô la trong công nghệ lưới điện thông minh từ năm 2014 đến năm 2024 để đáp ứng nhu cầu tăng, theo ước tính của tập đoàn Northeast.
Bryan Spear, giám đốc điều hành của Trilliant cho khu vực châu Á Thái Bình Dương, cho biết: "Hiện châu Á có sự tăng trưởng to lớn trên nhiều mặt. Trong đó, Đông Nam Á là thị trường nhanh nhất trên thế giới chạm tới viễn cảnh công nghệ lưới điện thông minh. Trước đây, phần lớn các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á từ 5 đến 10 năm đều tập trung về điện khí hóa, nhưng hiện nay đã ưu tiên sử dụng công nghệ để tăng trưởng."
Một trong những ví dụ nổi bật nhất trong khu vực là Singapore. Nước này đang có kế hoạch tạo ra một hệ thống điện Grid 2.0 cho năng lượng khí, năng lượng mặt trời và nhiệt. Singapore đang phân bổ 375 triệu SGD cho nghiên cứu năng lượng. Trọng tâm chính của kế hoạch là làm cho lưới năng lượng sạch hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo.
Yeoh Lean Weng, tiến sĩ - giám đốc giải pháp đô thị và bền vững của Quỹ Nghiên cứu Quốc gia nói với tờ Strait Times: "Nhưng Grid 2.0 không chỉ nhìn vào các nguồn năng lượng", "Sáng kiến lưới điện thông minh của Singapore cũng sử dụng phân tích dữ liệu để dự đoán nhu cầu và thúc đẩy cảm biến từ xa để theo dõi hiệu quả hoạt động."
Ảnh: LinkIn
Malaysia, sau nhiều năm Tenaga Nasional Berhad (TNB) đưa ra giải pháp AMI cho 9 triệu người dùng, hiện nước này đang muốn mở rộng mạng AMI cho nhiều ứng dụng khác nhau, tạo ra các luồng doanh thu mới. Để tăng lợi nhuận tổng thể, TNB đang tìm cách thúc đẩy mạng lưới đã được cài đặt cho AMI, triển khai công nghệ lưới điện đa tầng.
Spear cho biết: "Malaysia sẽ sử dụng mạng riêng của họ quản lý cung cấp cho một loạt ứng dụng, trong đó có cả các tiện ích công cộng như đèn đường thông minh, Wi-Fi miễn phí ở khu vực nông thôn, giám sát giao thông, cảm biến môi trường... Mặc dù việc áp dụng một mạng băng thông duy nhất cho nhiều ứng dụng là hợp lý, nhưng rất hiếm khi các tổ chức thực hiện điều đó."
Khu vực Đông Nam Á vẫn còn tụt hậu so với các khu vực khác trên toàn cầu về năng lượng sạch, nhưng khi nói về chiến lược phát triển lưới điện thông minh thì các quốc gia khác có thể học cách tiếp cận cơ sở hạ tầng ở Singapore, Malaysia và Việt Nam.
Spear nói thêm: "Các quốc gia đang đi theo hướng ứng dụng thành phố thông minh và công nghệ IoT để hiện đại hóa lưới điện, thử nghiệm công nghệ lưới điện thông minh và dần dần chuyển sang sử dụng năng lượng sạch. Đó chắc chắn là một cơ hội vàng giúp Đông Nam Á tăng trưởng nhanh chóng và xác định các nguồn thu nhập tiềm năng mới trong vòng 15 đến 20 năm tới."
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận