TTCT - Trong thời buổi của công nghệ AI và làm việc từ xa, Đông Nam Á nổi lên như một điểm đến hấp dẫn với những người "du cư số": trẻ trung, làm việc linh hoạt trong mảng công nghệ, tài năng và rất háo hức trước thử thách. Ảnh: Wired Gần hai năm qua, chuyên gia marketing Angela Wong đi dọc ngang khắp Đông Nam Á và làm việc từ các nhà nghỉ Airbnb, khách sạn và bãi biển. Visa du cư số ở khu vực nổi tiếng thời tiết ấm áp và chi phí sinh hoạt rẻ được dự báo sẽ bùng nổ trong thời gian tới.Từ tháng 5, Thái Lan bắt đầu nới rộng visa cho lực lượng "digital nomad" này từ 60 ngày lên 5 năm, với mỗi lần đăng ký là 180 ngày, đồng thời cho phép họ mang theo vợ con. Indonesia cũng cấp phép tạm một năm cho những người làm việc từ xa. Malaysia thì công bố loại visa cho nhân viên công nghệ từ năm 2022 và tới tháng 6 vừa rồi tiếp tục nới lỏng quy định, mở rộng thêm cho các ngành như kế toán và luật.Philippines, tuy chậm chân hơn, đã khẳng định sẽ sớm có chương trình visa "du cư số" trong năm nay. Hội đồng Cố vấn tổng thống nước này hồi tháng 7 đã đề xuất phương án và quy trình để đẩy nhanh thủ tục xuất nhập cảnh."Chúng ta cần có visa cho người du cư số nhanh chóng để thu hút du khách ở dài hạn - chủ tịch Tập đoàn LT, Lucio Tan III, thành viên hội đồng, nói với Nikkei Asia - Các nước khác như Thái Lan, Malaysia và Indonesia hiện đã hưởng lợi từ cách tiếp cận này". Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ủng hộ đề xuất và đã yêu cầu những cơ quan hữu trách tính toán nước nào nên được chọn cho chương trình này để sớm ban hành sắc lệnh.787 tỉ USDNhưng với những người có thể dùng visa du lịch, quá trình đăng ký chính thức hiện vẫn còn quá rườm rà. Cô Wong nói với Financial Times: "Tại sao phải đi qua đủ quy trình đòi hỏi đơn, chứng minh việc làm, thông tin từ ngân hàng và mất vài tháng để phê duyệt trong khi tôi có thể bay thẳng tới Bangkok vào sáng mai".Trải nghiệm của Wong cho thấy việc triển khai visa mới không phải dễ. Những người du cư số có thể giúp thúc đẩy kinh tế địa phương nhưng nhiều người sẽ chỉ ở thời gian ngắn. Các chính phủ thì muốn những người có kỹ năng này ở lại lâu và chi tiêu nhiều hơn. Số lượng những người làm việc không cố định, thường là trong lĩnh vực công nghệ hay tự do đã tăng lên kể từ thời Covid-19. Nhiều người thường chọn các điểm du lịch để sinh sống làm việc.Một loạt nước muốn tận dụng kinh nghiệm và kỹ năng mà nhóm này có thể mang lại. Như Thái Lan hiện muốn họ tham gia thúc đẩy các ngành như xe hơi thế hệ mới, tài chính và y tế. Visa du cư số "sẽ thúc đẩy hợp tác giữa nhóm này và doanh nghiệp địa phương để tạo ra giá trị mới cho các ngành công nghiệp lớn" - Kantatorn Wannawasu, CEO của hãng tư vấn Thái Mediator, nói.Các nước Đông Nam Á và Nam Á thường là điểm tới ưa thích của những người du cư số nhờ thời tiết ấm áp, các điểm du lịch nổi tiếng và chi phí thấp.Tính toán của trang A Brother Abroad nói năm 2022 toàn thế giới có khoảng 35 triệu người du cư số với tổng giá trị kinh tế khoảng 787 tỉ USD và dự báo con số này sẽ tăng lên thành 60 triệu người vào năm 2030. Cũng theo A Brother Abroad, trung bình mỗi người du cư số chi tiêu hằng năm khoảng 22.500 USD, cao hơn nhiều so với GDP trung bình của nhiều nước Đông Nam Á và Nam Á.Ảnh: South East Asia BackpackerCuộc đua với châu ÂuÝ, Bồ Đào Nha, Estonia, Hy Lạp, Malta, Tây Ban Nha đều có visa cho người du cư số và hiện Đông Nam Á đang chậm lụt trong chính sách này, dù vẫn là điểm đến ưa thích của những du khách muốn tiết kiệm, theo Brittany Loeffler, đồng sáng lập Tổ chức Nomads Embassy chuyên hỗ trợ và thúc đẩy người du cư số."Khu vực này có hệ thống phê duyệt khá lằng nhằng so với các nước châu Âu - bà Loeffler nói - Các chính phủ Đông Nam Á thường chọn lọc, thời gian xử lý lâu hơn với quy định về thuế không rõ ràng hoặc thay đổi đột ngột". Số lượng chính xác những người tham gia các chương trình visa này cũng ít khi được công bố.Một ví dụ là chương trình E33G của Indonesia cho phép người làm việc từ xa có thể ở một năm và mang theo gia đình. Nếu với visa công việc thông thường, du khách có thể ở tổng cộng sáu tháng, nhưng kèm điều kiện họ phải xuất cảnh rồi nhập cảnh lại mỗi hai tháng.Bas de Jong, người sáng lập hãng luật PNB ở Indonesia, nói hầu hết người du cư số thích đến Bali nên thường chọn visa du lịch hoặc visa công việc nhập cảnh một lần, rồi làm lại visa sau mỗi hai tháng. "Chúng tôi có vài khách, nhưng không nhiều lắm. Vấn đề lớn nhất với visa E33G là yêu cầu lương hằng năm là 60.000 USD", ông nói.Quy định mới của Thái Lan có nới lỏng hơn với yêu cầu đăng ký lại mỗi sáu tháng một, có 5.500 USD trong tài khoản ngân hàng và có địa chỉ thường trú. Nikorndej Balankura, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan, nói thay đổi quy định visa sẽ giúp thúc đẩy kinh tế và du lịch phát triển. Chính phủ Thái Lan cũng cam kết các biện pháp khác như quy định e-visa và việc thiết lập ủy ban visa mới sẽ giúp công tác phê duyệt hiệu quả hơn."Tôi chào mừng tất cả những ai muốn tới làm việc ở Thái Lan", Ngoại trưởng Maris Sangiampongsa nói với Bangkok Post và đưa một ví dụ: "Con trai tôi có một người bạn làm cho Disney World (ở Mỹ) nhưng hiện phần lớn thời gian ở Phuket, đã sáu tháng rồi". Ông cho biết người nước ngoài sắp tới không phải lo lắng nếu visa sắp hết hạn hay với các quy trình thủ tục phức tạp. Theo đó, họ có thể ở Thái Lan lâu hơn và được coi là "tài năng toàn cầu" mang những kỹ năng đặc biệt tới cho Thái Lan.Ảnh: X.comVẫn nhiều thách thứcThái Lan cũng có bước thay đổi lớn về chính sách du lịch khi tăng số nước được miễn visa tới nước này từ 57 lên 93. Thời gian mỗi lần ở cũng đã được tăng lên gấp đôi lên 60 ngày và có thể gia hạn thêm 30 ngày. Chính phủ cũng sẽ công bố hệ thống phê duyệt đi lại điện tử (ETA) mới để đẩy nhanh quá trình phê duyệt visa vào cuối năm nay.Ông Maris cho biết hiện Thái Lan còn muốn thúc đẩy chương trình "Sáu quốc gia, một điểm đến" cùng Myanmar, Malaysia, Campuchia, Lào và Việt Nam.Ông cam kết tăng tốc quá trình đàm phán với các nước ASEAN khác để triển khai chương trình visa chung với Thái Lan. "Tôi tin là chương trình sẽ được triển khai sớm", ông nói. "Nếu triển khai, nó sẽ thu hút được nhiều du khách tới khu vực và tác động tốt tới kinh tế".Sutharm Valaisathien, quản lý tại hãng luật ILCT ở Bangkok, thì nói họ vẫn chưa thấy nhu cầu tăng cao. Thái Lan "muốn thu hút nhiều chuyên gia nước ngoài về công nghệ, điều đất nước đang thiếu", ông nói.Khi Malaysia đưa ra chương trình Rantau Nomad Pass năm 2022, các quy định được thực hiện nghiêm túc. "Đơn nộp phải có căn cứ rõ ràng và họ đặc biệt muốn người trong lĩnh vực IT và dịch vụ số", theo Sarah Huang, quản lý ở hãng luật Peter Huang & Richard ở Malaysia. Chính phủ Malaysia nói từ tháng 6 họ đã mở rộng sang các lĩnh vực như luật, người viết nội dung kỹ thuật, phát triển kinh doanh, chuyên gia PR và kế toán. Mức lương tối thiểu để được cấp visa với những người không làm ngành công nghệ là 60.000 USD. Cơ quan phụ trách kinh tế số Malaysia MDEC nói họ nhận được 3.218 đơn và 1.506 trong số đó được phê duyệt. Số đông đến từ Nga, Pakistan, Anh, Nhật Bản và Úc."Động thái này tăng khả năng tiếp cận visa cho nhiều lao động hơn, giúp Malaysia có sức hút tương đương với các nước có visa du cư số", MDEC nói. Faustine Schricke, đã sống và làm việc 14 năm ở Bali, nói chính phủ Indonesia vẫn gặp khó trong tìm giải pháp cho người du cư số: "Bạn vẫn thấy rất nhiều người xuất cảnh để làm visa và rất nhiều quy định rắc rối". ■ Ee Ming Toh, 32 tuổi, người Singapore và làm nghề tự do, trở thành người du cư số khi giá nhà tăng cao ở quốc đảo này. Dù Singapore vẫn là nơi ở chính, năm nay cô bắt đầu sống và làm việc ở Malaysia và Việt Nam, với dự kiến đi các nước như Campuchia, Thái Lan, Nhật Bản và Nepal. "Cách này tốt nhất với tôi", cô nói và phàn nàn về những lằng nhằng của quy định visa. Tags: Đông nam ÁCông nghệĐiểm đến hấp dẫnVisaChi phí sinh hoạt
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Mãn nhãn hình ảnh lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 NAM TRẦN 19/12/2024 Tiêm kích Su-30MK2 bay nhào lộn thả đạn nhiễu, trực thăng kéo cờ, đặc công trình diễn võ thuật, quân khuyển nhảy vòng lửa... là những hình ảnh ấn tượng, mãn nhãn của lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại Hà Nội sáng nay.
Lời khai của nghi phạm đốt quán cà phê khiến 11 người chết DANH TRỌNG 19/12/2024 Nghi phạm Cao Văn Hùng khai do xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau với nhóm khách 7 người nên bực tức đi mua xăng về phóng hỏa đốt quán cà phê, khiến 11 người tử vong.
Tôi từ chối lời tri ân sau khi xem phim Công tử Bạc Liêu PHAN TRUNG NGHĨA 19/12/2024 Lời tòa soạn: Nhà văn Phan Trung Nghĩa, tác giả tập khảo cứu Công tử Bạc Liêu sự thật và giai thoại, gửi cho Tuổi Trẻ những cảm xúc của ông sau khi xem phim Công tử Bạc Liêu.
Đổ xăng phóng hỏa làm 11 người chết, nghi can là ai? HỒNG QUANG 19/12/2024 Chính quyền xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội) cho biết Cao Văn Hùng không phải người địa phương mà có thời gian qua lại nơi này. Công an cho hay sau khi làm ngọn lửa bùng lên ở quán cà phê, Hùng đã bỏ đi.