Mô hình trồng tiêu năng suất cao theo hướng hữu cơ tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai - Ảnh: NGÂN HÀ
Thống kê chung về hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, tỉnh có 2.053ha cây trồng chủ lực đạt chứng nhận sản xuất an toàn, tăng 386ha so với năm 2021, trong đó 7ha đạt chứng nhận hữu cơ.
Đặc điểm nổi bật của mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ là nông dân tận dụng nguồn rau, nông sản tại chỗ làm nguyên liệu phối trộn thức ăn chăn nuôi; sử dụng các chế phẩm vi sinh từ các doanh nghiệp đã ký hợp tác đồng hành với UBND tỉnh để xử lý chất thải trong chăn nuôi, phế thải trong sản xuất nông nghiệp... làm phân bón hữu cơ vi sinh sử dụng trong trồng trọt.
Từ tháng 3-2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã hợp tác với doanh nghiệp để cùng đồng hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đến nay đã xây dựng được mô hình Lúa tại huyện Cẩm Mỹ và hai mô hình chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Định Quán.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đang phối hợp xây dựng dự án chuỗi liên kết đối với sản phẩm đậu nành, cây bắp và chăn nuôi heo thịt hữu cơ tại huyện Định Quán, Tân Phú.
Đồng thời trong năm 2022 UBND tỉnh Đồng Nai cũng ký các thỏa thuận hợp tác với Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu, chia sẻ, chuyển giao công nghệ vào sản xuất.
Khó khăn hiện nay là Đồng Nai chưa có quy hoạch về vùng sản xuất hữu cơ, chưa có cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ, phần lớn việc chứng nhận hữu cơ phải thuê các tổ chức bên ngoài với chi phí cao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận