19/08/2020 15:54 GMT+7

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch

MAI THƯƠNG - NAM TRẦN -X.LONG
MAI THƯƠNG - NAM TRẦN -X.LONG

TTO - Với mong muốn tháng mới bình an, sáng 19-8 (mồng 1 tháng 7 âm lịch), nhiều người dân Hà Nội đổ dồn về Phủ Tây Hồ (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) để dâng lễ. Lực lượng an ninh phường Quảng An đã kịp thời ngăn tập trung đông đúc trong khuôn viên phủ.

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 1.

Lực lượng an ninh phường Quảng An ngăn tập trung đông đúc trong khuôn viên Phủ Tây Hồ - Ảnh: MAI THƯƠNG

Tờ mờ sáng 19-8 (mồng 1 tháng 7 âm lịch), chị Lan Anh (Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) đã mang đủ đồ lễ, đứng trước cửa Phủ Tây Hồ để chờ đến giờ mở cửa vào hành lễ.

"Bình thường mồng 1 và ngày rằm tôi hay đi lễ chùa cầu an cho gia đình. Tháng nay là tháng 7 âm lịch, dân gian còn gọi là tháng cô hồn xui xẻo nên tôi sốt sắng đi lễ sớm để cầu mong một tháng mới bình an, gia đình ai cũng mạnh khỏe, yên ổn làm ăn" - chị Lan Anh cho biết.

5h30 sáng, Phủ Tây Hồ mở cửa, đã có rất đông người dân đứng chờ đến giờ vào phủ hành lễ. Càng về trưa, lượng người càng đổ dồn về đông hơn. Lực lượng an ninh phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) phải dựng barie ở cả 2 cổng của phủ để ngăn người dân không tập trung đông đúc, quá tải trong khuôn viên chùa.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, những người dân đến hành lễ phần lớn đều thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19 như đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện. Phủ Tây Hồ cũng đặt các chai sát khuẩn, nước rửa tay trước cổng và quanh khuôn viên chùa để người dân có thể tiện sử dụng.

Ông Nghiêm Văn Thành (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đưa vợ đến đây để hành lễ, sau khi dâng lễ và cầu an xong chúng tôi cũng nhanh chóng ra về chứ không ở lại tham quan phủ như những lần trước. Ở đây tập trung đông người nên xong việc tranh thủ về sớm, đang mùa dịch bệnh nên phải đề phòng"

Ông Đỗ Ngọc Long - phó chủ tịch UBND phường Quảng An - cho biết: "Năm nay, lượng khách đến hành lễ dịp đầu tháng 7 âm lịch giảm non một nửa so với những năm trước. Tuy nhiên, để đề phòng người dân tập trung đông, từ sáng sớm chúng tôi đã bố trí lực lượng an ninh giám sát, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, sát khuẩn tay ngay từ ngoài cổng. Đồng thời, chúng tôi chuẩn bị các barie để nếu có tình trạng chen lấn, quá tải sẽ yêu cầu dừng ngay hoạt động lễ lạt trong chùa, kiểm soát lượng người đến hành lễ".

Tuy nhiên, theo ghi nhận, vẫn còn nhiều người đến phủ nhưng không đeo khẩu trang hoặc đeo nhưng lại tháo xuống đi làm lễ.

"Việc này tùy thuộc vào ý thức người dân, lực lượng an ninh có giám sát, nhắc nhở nhưng không thể bao quát hết được. Chúng tôi đã và đang cố gắng kiểm soát tốt nhất lượng người vào hành lễ, nhưng người dân cũng phải có ý thức chấp hành và hợp tác để an toàn cho chính mình và cho cộng đồng" - ông Đỗ Ngọc Long chia sẻ thêm về tình trạng này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đỗ Ngọc Long cho biết đến hơn 15h đã tạm đóng cửa phủ Tây Hồ, yêu cầu người dân không vào lễ để đảm bảo an toàn. 

“Chúng tôi đã cho đóng cửa phủ Tây Hồ, dừng cho người dân vào lễ lúc hơn 15h vì thấy không đảm bảo an toàn. Nhiều người dân cũng phản ứng nhưng đã được lực lượng chức năng phường giải thích nên đã quay về”, ông Long cho biết.

‘Nếu sắp tới Phủ Tây Hồ đông hơn, sẽ kéo dài thời gian tạm đóng cửa’ 

Chiều 19-8, ngay đầu cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội với các quận, huyện, ông Ngô Văn Quý, phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu chủ tịch quận Tây Hồ làm rõ thông tin báo chí phản ánh về "biển người" chen lấn lễ Phủ Tây Hồ giữa những ngày tập trung chống dịch COVID-19.  

Đáng lưu ý, quận Tây Hồ thông tin dù Ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ đã thông tin rõ việc người dân đến lễ phải đảm bảo quy trình phòng chống dịch bệnh, nhưng nhiều người vẫn không đeo khẩu trang, không đảm bảo giãn cách (không tập trung quá 30 người), nhiều người cũng không sát khuẩn khi vào di tích. 

Báo cáo rõ hơn, ông Đỗ Anh Tuấn, chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, trong ngày hôm nay (tức mùng 1-7 Âm lịch), quận đã chỉ đạo các phường kiểm tra các cơ sở tín ngưỡng, đặc biệt là Phủ Tây Hồ. 

Theo ông Tuấn, quá trình kiểm tra để yêu cầu các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn đảm bảo công tác phòng chống dịch như đo thân nhiệt, bố trí nước sát khuẩn, yêu cầu giữ khoảng cách Phủ Tây Hồ và yêu cầu người dân không tập trung quá 30 người trong khuôn viên. 

Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết trong sáng ngày 1-7 âm lịch, người dân đến Phủ Tây Hồ vẫn đảm bảo giãn cách như yêu cầu của lực lượng chức năng, nhưng đến chiều cùng ngày, người dân đến Phủ Tây Hồ đông hơn, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. 

Trước tình hình trên, ông Tuấn cho biết quận Tây Hồ đã yêu cầu phường Quảng An tạm đóng cửa Phủ Tây Hồ từ 15g chiều nay nhằm hạn chế đông người, ảnh hưởng công tác phòng chống dịch. 

"Trong thời gian tới, nếu người dân tiếp tục đến Phủ Tây Hồ đông hơn, quận sẽ chỉ đạo kéo dài thời gian tạm đóng cửa Phủ Tây Hồ"- ông Tuấn nói thêm. 

Còn theo bà Trần Thị Vân Anh, phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội cho biết, từ ngày hôm qua 18-8, Sở đã phối hợp với UBND quận Tây Hồ và phường Quảng An tuyên truyền vận động người dân đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 khi đến lễ Phủ Tây Hồ.

"Dù Sở và quận khá chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhưng người dân đến Phủ Tây Hồ vẫn quá đông trong ngày hôm nay. Tháng 7 Âm lịch là tháng Vu Lan, do vậy, người dân đi lễ đông hơn" - bà Lan nói.

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 2.

Ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ cho đặt các bảng khuyến cáo người dân đến hành lễ chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng dịch COVID-19 - Ảnh: MAI THƯƠNG

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 3.

Người dân sát khuẩn tay trước khi vào phủ - Ảnh: MAI THƯƠNG

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 4.

Mặc dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều người vẫn đổ dồn về các đền chùa để đi lễ đầu tháng 7 âm lịch - Ảnh: MAI THƯƠNG

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 5.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, những người dân đến hành lễ phần lớn đều thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19 như đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện - Ảnh: MAI THƯƠNG

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 6.

Phủ Tây Hồ cũng đặt các chai sát khuẩn, nước rửa tay trước cổng và quanh khuôn viên phủ để người dân có thể tiện sử dụng - Ảnh: MAI THƯƠNG

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 7.

Ông Phi Tuấn hành nghề viết sớ chữ Nho ở trong khuôn viên Phủ Tây Hồ chia sẻ: "Từ lúc có dịch COVID-19, tôi sắm ngay cái kính chống bắn nước để đeo, vì những ngày lễ rằm, rất đông người đến đây hành lễ nên tôi phải bảo vệ mình" - Ảnh: MAI THƯƠNG

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 8.

Tuy nhiên, theo ghi nhận, vẫn còn nhiều người đến phủ chưa chấp hành tốt các biện pháp chống dịch COVID-19 - Ảnh: MAI THƯƠNG

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 9.

Hàng nghìn người đến phủ Tây Hồ lễ trưa 19-8 - Ảnh: NAM TRẦN

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 10.

Phía bên trong phủ cũng đông nghịt người - Ảnh: NAM TRẦN

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 11.

Hầu hết người dân đến đây đều kheo khẩu trang khi lễ - Ảnh: NAM TRẦN

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 12.

Đến 15h, lượng người đổ về phủ Tây Hồ vẫn đông, một số hàng quán phục vụ ăn uống phía ngoài phủ cũng không đảm bảo giãn cách - Ảnh: NAM TRẦN

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 13.

Cuối giờ chiều, phủ Tây Hồ thông báo đóng cửa - Ảnh: NGỌC LONG

Đóng cửa phủ Tây Hồ do hàng ngàn người chen chân đi lễ giữa dịch - Ảnh 14.

Khách tới lễ phủ dần ra về hết - Ảnh: NGỌC LONG

Giáo hội Phật giáo khuyến nghị tổ chức các khóa lễ Vu lan trực tuyến Giáo hội Phật giáo khuyến nghị tổ chức các khóa lễ Vu lan trực tuyến

TTO - Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có khuyến nghị với các chùa, cơ sở tự viện nên tăng cường các khóa lễ Vu lan bằng hình thức trực tuyến. Việc đăng ký cầu siêu cho ông bà tổ tiên cũng được khuyến nghị nên thực hiện qua các ứng dụng trực tuyến.

MAI THƯƠNG - NAM TRẦN -X.LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên