Hình ảnh mô tả lượng rác vũ trụ bao quanh Trái đất - Ảnh: NASA
Phi đội Phòng vệ không gian số 18 cho biết thêm 16 mảnh vỡ không gian liên quan đến sự kiện đang được theo dõi.
Vật thể trên được đánh số 32398. Theo trang RussianSpaceWeb.com, vật thể số 32398 là một động cơ tên lửa cũ, đã giúp đưa 3 vệ tinh GLONASS (hệ thống định vị GPS của Nga) lên quỹ đạo vào năm 2007.
Nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết tàu vũ trụ GLONASS đã cất cánh từ trên đỉnh một tên lửa Proton của Nga, theo trang tin Space.com.
Ông McDowell giải thích trong một loạt tweet hôm 3-5 rằng các động cơ khi không hoạt động sẽ tăng tốc nhanh hơn tên lửa mẹ. Các động cơ ullage (động cơ nhỏ của tên lửa) nằm ở tầng trên của tên lửa Proton, được gọi là động cơ SOZ. Hiện có 64 động cơ loại này đang ở trong quỹ đạo Trái đất.
Các động cơ SOZ không sử dụng hết lượng thuốc phóng khi chúng khai hỏa. Chúng có xu hướng sẽ phát nổ trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau đó, để lại một loạt mảnh vỡ trong quỹ đạo. Thời gian qua, ít nhất có 54 động cơ SOZ đã phát nổ.
Theo ông McDowell, động cơ SOZ vừa nổ tung đã chạy quanh Trái đất theo một con đường có hình elip cao. Vị trí của động cơ gần Trái đất nhất là khoảng 388km và mức xa nhất là 19.074km.
Rác không gian là một mối quan tâm lớn đối với các nhà khai thác vệ tinh và các nhà hoạch định sứ mệnh không gian.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ước tính có khoảng 36.500 mảnh vụn có chiều rộng ít nhất 10cm đang quay xung quanh Trái đất. Quỹ đạo Trái đất có thể chứa khoảng 1 triệu vật thể có đường kính khoảng 1-10cm.
Nga đã bổ sung vào quần thể mảnh vỡ bằng một cuộc thử nghiệm chống vệ tinh (ASAT) vào tháng 11-2021. Quốc gia này đã phá hủy một trong những vệ tinh không còn sử dụng của mình bằng tên lửa, tạo ra một trường mảnh vỡ mới trong cùng khu vực quỹ đạo với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Các nhà điều hành ISS đã phải tiến hành đốt cháy động cơ để né các mảnh vỡ ASAT của Nga.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận