TTCT - Ve chai là tiền, là nguồn sống của rất nhiều người. Nhưng ở cái thời kinh tế khó khăn này, nguồn sống ấy cũng đang dần cạn. Phân loại ve chai. Ảnh: YẾN TRINH5h chiều, tiếng nhạc quen thuộc cất lên từ chiếc xe chở rác đang đi lùi vô một con hẻm ở TP Thủ Đức, TP.HCM rồi dừng lại ở một đoạn tương đối rộng. Từ trên ghế lái, Minh mở nhẹ cửa xe lách mình xuống, tiếng thùng rác nhựa bị kéo rê trên mặt đường nhựa vang lên.Nguồn sống từ ve chaiĐứng trên thùng xe, Cường đón nhận từng đợt rác của Minh đổ lên, dùng tay xé từng túi rác để phân loại. Ly, chai nhựa, lon đồ hộp để một chỗ, các loại giấy riêng một bao, các loại bao bì trắng để riêng...Trên nóc cabin xe có mấy bao ve chai đã được cột kín miệng, có mớ áo quần, một đôi giày cũ, mấy thùng giấy còn nguyên. Phần rác còn lại được đổ ra thùng xe.Ông Nguyễn Văn Tường kể, ông sang lại đường dây rác này cách đây gần 10 năm với giá 2 tỉ đồng. Lúc đó, cha con ông còn đi lấy rác bằng xe ba gác cơi thêm bốn tấm ván ép. "Chỉ 4-5 năm sau tôi lấy lại vốn, sau đó vay tiền sắm xe tải. Giờ tôi nghỉ hưu, con trai tôi lái xe thu gom rác, thuê thêm một thanh niên làm cùng. Làm đường dây rác, nguồn sống chính là ve chai", ông nói. Mỗi tháng, ông Tường thu được vài chục triệu tiền bán ve chai. Lương người làm, xăng dầu, sửa xe... từ bán ve chai, tiền rác thu của hơn 1.000 hộ dân coi như tiền lãi.Khu vực đường dây rác ông Tường thu gom gần các khu công nghiệp có rất nhiều nhà trọ của công nhân. Ông Tường kể những năm trước dịch, khi kinh tế còn ổn định, công nhân tăng ca liên tục 6 ngày trong tuần thì cuối tuần hay tụ tập liên hoan, ăn uống. Thùng rác ở những khu nhà trọ cuối tuần có khi đầy những đồ "xịn" như vỏ lon bia, đồ hộp, chai nước uống và cả chai rượu vang... Mỗi tuần, ông Tường chở đủ loại ve chai ra vựa bán được vài triệu. Giờ kinh tế khó khăn, thùng rác của công nhân cũng nghèo nàn: chủ yếu là rau củ, vỏ mì tôm, hộp đựng đồ ăn liền. Thỉnh thoảng lắm mới gặp hộp bánh kem, vài lon bia. Đã vậy, những người đi lượm ve chai dạo cũng chia phần nên nguồn thu từ ve chai giảm đáng kể.Ông Lê Văn Phúc (54 tuổi) có mấy mươi năm trong nghề thu gom rác dân lập, cũng là nghề ông được truyền từ mẹ. Mỗi ngày, ông Phúc rời nhà ở Cần Giuộc (Long An) từ tờ mờ sáng để đến TP.HCM thu gom rác ở các hẻm đường Tô Hiến Thành (quận 10) và khu vực kênh Nhiêu lộc (quận 3). Ông Phúc "đi" 6 xe rác một ngày, ve chai thì tập kết thành từng bao lớn, cuối ngày có xe đến tận nơi để mua. Vỏ lon bia bán được 30.000 đồng/kg (đúng 63 lon), sắt xây dựng, vỏ chai nước suối được 8.000 đồng/kg, các loại bọc ni lông đã qua tái chế có khi chỉ được 2.000 đồng/kg mà ít nơi chịu mua. Ly nhựa dùng một lần loại mềm mới bán được, loại cứng có pha mica thì không ai thèm mua.Ve chai và sự đờiTheo ông Tường, không phải các vựa mua ve chai giá bằng nhau. Cùng là vỏ lon bia, nước ngọt nhưng có nơi bán được 10.000 đồng/kg có nơi thu giá thấp hơn. Ông Tường từng đi dọ giá các vựa ve chai gần nơi ông ở: "Bán giấy vụn thì tôi lên vựa ở Bình Chiểu, bán vỏ lon, chai nhựa tôi chịu khó chở qua Tam Bình. Chỗ nào họ có mối bỏ hàng cao hơn thì họ mua giá cao hơn. Mình bán thường xuyên nên chênh lệch một, hai trăm đồng một ký cũng lớn lắm", ông Tường chia sẻ.Một vựa thu mua ve chai tại quận Tân Bình. Ảnh: YẾN TRINHBà Ngọc, chủ một vựa ve chai ở Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), nói mỗi tháng bà thu trên dưới 1 tỉ tiền ve chai. Sau khi thu ve chai ở từ những người mua dạo, người thu gom rác, bà phải . Lon bia, nước ngọt đập dẹp, đóng bao riêng, chai nhựa để riêng, sắt vụn, giấy vụn, lõi dây điện, dây đồng (từ các đồ điện tử), ly nhựa dùng một lần, bao ni lông tái chế được... Loại nào đầy xe tải trước thì đóng đi."Giấy vụn, lon bia và chai nước nhựa là nhiều nhất, vài ngày đóng một xe tải 3 tấn. Sắt vụn thì cả tháng mới gom đi giao một lần. Bao ni lông phải ép lại thành khối để tiện vận chuyển", bà nói.Theo bà Ngọc, sở dĩ các chủ vựa ve chai thu mua giá chênh lệch nhau hoặc không mua một số loại nhựa, bao ni lông... là do đầu ra của mỗi vựa. Nếu chủ vựa ve chai bán thẳng cho các cơ sở tái chế, giá cao hơn thì sẽ thu mua giá cao, có vựa ve chai phải bán qua trung gian thì sẽ mua giá thấp hơn.Có vựa có mối bán bao ni lông nhưng nhiều vựa không có mối bán bao ni lông hoặc các loại ly hộp nhựa dùng một lần nên họ không mua.Không hẹn nhưng những người gom rác, nhặt nhạnh ve chai mà tôi gặp đều nói rằng bây giờ kinh tế eo hẹp, lượng ve chai thải ra có phần ít đi và cũng vì có nhiều người nhặt ve chai hơn trước kia. Ông Quốc Dũng, một người có 30 năm gom ve chai, kể chuyện nghề: trước đây, tôi chỉ nhặt ve chai "sạch". Ông Dũng có một "bản đồ" vùng hoạt động và có giờ giấc cho mỗi vùng.Ví dụ, 5h chiều là ông ghé qua mấy khu văn phòng ở Tân Bình để nhận giấy vụn từ các công ty đưa ra, 10h đêm ông kéo xe rác qua khu Lê Văn Sỹ, Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận) để lấy thùng chứa hàng ở các cửa hàng quần áo dọn dẹp trước khi đóng cửa. Nửa đêm, chủ nhà ở các khu dân cư quanh sân bay Tân Sơn Nhất thường bỏ đồ điện tử, đồ gia dụng cũ ra đường. Có một căn nhà tại đường Lê Văn Sỹ do các người mẫu thời trang thuê ở và làm việc hay bỏ những chai mỹ phẩm chỉ dùng một lần quay quảng cáo. Ông Dũng thường đến đây vào những ngày cố định để nhặt các loại mỹ phẩm này đem bán lại, gặp hàng ngoại bán cũng được bộn tiền. Nhờ "bản đồ" ve chai này, công việc nhặt ve chai của ông Dũng không mấy nặng nhọc."Sau dịch, nhiều nhà nghèo đi trông thấy, rác của họ cũng ít đi. Có đêm, tôi đi dạo rạc cả chân, qua hết những khu vực đánh dấu mà thu thập không bằng một nửa trước đây. Giờ ai cũng gom ve chai, chủ nhà không gom thì người giúp việc gom, ở văn phòng thì có các bà tạp vụ, các bảo vệ ở cửa hàng cũng giữ ve chai lại để bán chứ không bỏ ra đường như trước nữa", ông kể. Bản thân ông Dũng giờ cũng phải đi bới tìm các loại ve chai khác chứ không kén chọn như trước kia.Cũng theo ông Dũng, trước đây có người gọi ông dọn nhà, chuyển nhà (có trả công) rồi cho luôn những thứ người ta không cần đến. Nhưng giờ ông bị mất mối nguồn đồ cũ và đồ ve chai đó vào tay các dịch vụ dọn chuyển nhà. Ngày trước, từ sau Noel tới Tết, người ta dọn nhà bỏ rất nhiều đồ, đi lượm không có chỗ chứa, các chủ vựa đôi khi cũng ép giá vì hàng nhiều quá. Còn bây giờ, có dịch vụ dọn dẹp thường xuyên, không còn "mùa ve chai" cuối năm nữa.Những đồng bạc lẻ kiếm được giảm đi, nhưng ông Dũng , đồng nát đủ lâu nên không còn muốn đổi nghề. Trái lại, ông mở rộng "bản đồ ve chai" qua tận khu Chợ Lớn, khu chân cầu Sài Gòn. Người thu ve chai đi nhiều hơn, xa hơn nhưng thu nhập ít hơn, âu cũng là xu hướng chung của xã hội trong thời buổi kinh tế khó khăn.■ Tags: Thu gom rácNhặt ve chaiVe chaiBản đồ ve chaiTái chế rác
Giám đốc Xuyên Việt Oil bị đề nghị 30 năm tù TUYẾT MAI 25/11/2024 Sáng 25-11, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã luận tội với 15 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan.
Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới về chuyển tuyến, chi trả bảo hiểm y tế TUỔI TRẺ ONLINE 25/11/2024 Dự kiến đầu tuần tới Quốc hội sẽ xem xét dự luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với nhiều điểm mới như khám, chữa bệnh tại nhà được bảo hiểm chi trả...
Mạo danh shipper giao hàng lừa đảo ngày càng tinh vi CÔNG TRUNG 25/11/2024 Lừa đảo từ việc mạo danh shipper ngày càng tinh vi, khiến khách hàng lúng túng và rơi vào vòng xoáy mất tiền mà không hề hay biết.
Máy bay Nga bốc cháy dữ dội tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ THANH BÌNH 25/11/2024 Động cơ của chiếc máy bay chở khách do Nga sản xuất đã bốc cháy dữ dội sau khi hạ cánh tại sân bay Antalya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 24-11.