Người tị nạn chờ đợi tại một trung tâm ở Croatia để được vào Tây Âu - Ảnh: Reuters |
Theo AFP, trước cuộc họp tại Brussels, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cảnh báo “lý do tồn tại” của châu Âu đang bị đe dọa nếu các nước không đạt được thỏa thuận về việc chia sẻ 120.000 người tị nạn đang mắc kẹt ở Ý, Hungary và Hi Lạp.
Tính từ đầu năm đến nay, hơn 430.000 người tị nạn từ châu Phi và Trung Đông đã vượt biển vào châu Âu. Trong đó 2.800 người thiệt mạng. Hôm qua, Quốc hội Hungary thông qua luật cho phép lính biên phòng sử dụng đạn cao su, hơi cay và lưới để cản trở người tị nạn đi vào nước này. |
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khẳng định châu Âu có đủ nguồn lực và “có nghĩa vụ” tiếp nhận người tị nạn.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho rằng cuộc đàm phán ở Brussels là “cơ hội cuối cùng” để xử lý cuộc khủng hoảng tị nạn đang gây căng thẳng tại châu Âu.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon cho rằng các nhà lãnh đạo EU cần thể hiện lòng cảm thông với người tị nạn. Thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras cũng kêu gọi các nước EU chia sẻ trách nhiệm, “nếu không thì việc nói về một châu Âu thống nhất chẳng có ý nghĩa gì”.
Tuy nhiên, Thủ tướng CH Czech Bohuslav Sobotka tuyên bố quốc gia này cương quyết phản đối mọi “hạn ngạch” tiếp nhận người tị nạn do EU đề ra. “Các nước EU cần phải gìn giữ quyền tự chủ trong vấn đề này. Chính phủ các nước phải tự quyết định” - ông Sobotka nhấn mạnh.
Ông Sobotka cũng ca ngợi các nước Đông và Trung Âu khác như Hungary, Ba Lan, Slovakia, Romania và Phần Lan vì phản đối sáng kiến “hạn ngạch” tiếp nhận người tị nạn. Ông cứng rắn: “Kể cả các nước lớn bỏ phiếu thông qua kế hoạch này thì nó cũng khó thực hiện được”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận