03/12/2003 21:31 GMT+7

Đới Tư Kiệt, nhà văn gốc Hoa lừng lẫy

Theo LĐ 
Theo LĐ 

Tên tuổi của Đới Tư Kiệt giờ đã nổi khắp thế giới. Tiểu thuyết Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa đầu tay của ông đã được dịch sang 32 thứ tiếng và bộ phim cùng tên chuyển thể từ tiểu thuyết này cũng được đề cử giải Quả Cầu Vàng cho phim hay nhất năm 2003. Cuốn tiếp theo Mặc cảm của Di đã nhận được giải thưởng văn học Femina của Pháp vào cuối tháng 10 vừa rồi...

7IP3lJMX.jpgPhóng to
Bìa bản tiếng Việt của tiểu thuyết
Tên tuổi của Đới Tư Kiệt giờ đã nổi khắp thế giới. Tiểu thuyết Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa đầu tay của ông đã được dịch sang 32 thứ tiếng và bộ phim cùng tên chuyển thể từ tiểu thuyết này cũng được đề cử giải Quả Cầu Vàng cho phim hay nhất năm 2003. Cuốn tiếp theo Mặc cảm của Di đã nhận được giải thưởng văn học Femina của Pháp vào cuối tháng 10 vừa rồi...

Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa: 5 giải thưởng văn học

Đới Tư Kiệt (phiên âm tiếng Anh là Dai Sijie) đã làm một "cuộc cách mạng" ngoạn mục trong làng xuất bản Pháp năm 2000 với cuốn tiểu thuyết đầu tay Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa. Cuốn sách ngay lập tức trở thành best-seller và đoạt 5 giải thưởng văn học, trong đó có giải La Rochefoucauld 2000 và giải Roman d'évasion. Tiểu thuyết đã

mREshXuT.jpgPhóng to
Một cảnh trong bộ phim cùng tên
được xuất bản ở 31 nước trên thế giới (chưa kể bản tiếng Việt mới ra của NXB Văn học).

Sinh ra ở Trung Quốc năm 1954, Đới Tư Kiệt là một nhà làm phim tự thân đã trải qua cuộc "tự cải tạo" từ 1971-1974 trong Cách mạng Văn hoá. Đây cũng là bối cảnh mà ông đã mô tả lại trong cuốn Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa. Năm 1984, 29 tuổi, ông sang Pháp sống, làm việc, rồi viết văn bằng tiếng Pháp.

Văn của họ Đới nhìn chung là hấp dẫn với một vẻ lộng lẫy, hiện đại, khá Tây.

Mới đây, cuốn Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa do học giả Lê Hồng Sâm dịch đã được NXB Văn học ấn hành.

Cuốn truyện kể về hai chàng thanh niên thành thị bị đưa về nông thôn cải tạo năm 1971 trong Cách mạng Văn hoá.

Nhân vật chính, "tôi" - người kể chuyện - và Lạc, bạn anh ta, được chuyển về một ngôi làng ở vùng xa xôi hẻo lánh của những sơn dân núi Thiên Phụng, một huyện lỵ nào đó gần sông Nhã Giang, ở Tứ Xuyên. Họ phải chở những xe phân lên lên xuống xuống trên những con đường núi lộng gió. Niềm an ủi duy nhất của họ là một cây vĩ cầm và về sau là cô con gái xinh đẹp của một người thợ may.

Tuy nhiên, sau khi họ khám phá ra một "kho" những tác phẩm cổ điển Châu Âu đã được dịch sang tiếng TQ thì cuộc "cải tạo" mới có một ý vị đặc biệt. Qua sách vở, những chàng trai đã tìm được đến cái thế giới mà họ tưởng đã mất đi vĩnh viễn. Và thậm chí, theo những câu chuyện mà họ kể lại, tâm hồn của cô bé thợ may cũng biến đổi...

Câu chuyện kể về một thời kỳ đen tối của TQ xong rất đỗi nhẹ nhàng, lãng mạn và hóm hỉnh, hài hước ("nhà Balzac học" Lê Hồng Sâm nói, trong khi dịch bà đọc cho các cháu nghe và bọn trẻ cũng cười bò ra).

Không phải ngẫu nhiên mà phim Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa đã được đề cử giải Quả Cầu Vàng cho phim hay nhất năm 2003, ngang hàng với Anh hùng của Trương Nghệ Mưu. Vai cô bé thợ may do diễn viên nổi tiếng đại lục Chu Tấn (người đã đóng trong những phim Kinh Kha thích Tần Vương, Phong Nguyệt của Trần Khải Ca, và gần đây quen thuộc với khán giả VN với phim Anh hùng xạ điêu, Mùa quýt chín) đảm nhiệm.

Quyển Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa là một cuốn sách được đánh giá khá cao ở phương Tây và được cả các nhà văn Hoa kiều đang cực nổi trên văn đàn quốc tế như Amy Tan (tác giả Phúc Lạc Hội) hay Anchee Min (tác giả Đỗ quyên đỏ) đồng loạt ca ngợi. "Một câu chuyện như thôi miên, cổ điển và hiện đại", Amy Tan viết. "Một chủ nghĩa hiện thực vừa ngụ ngôn vừa bạo dạn, đầy chi tiết quý giá...". Còn đối với nhiều nhà phê bình phương Tây, cuốn sách còn là một suy ngẫm về sự đọc.

Mặc cảm của Di: Giải Femina 2003 của Pháp

Ngày 28-10-2003, ông lại vinh dự được trao tặng giải thưởng văn học khá nổi tiếng của Pháp là Femina 2003 cho cuốn tiểu thuyết tiếp theo Mặc cảm của Di.

Cuốn sách này cũng lọt vào đến vòng lựa chọn sau cùng của giải Goncourt. Và dù không đoạt Goncourt, có thể nó cũng là một trong những nguyên do dẫn đến việc Uỷ ban trao giải Goncourt năm nay phải "chơi bẩn", phá lệ, vội vã trao giải trước Femina (Goncourt luôn trao sau Femina) vì sợ Femina ra tay trước thì Goncourt mất giá!

Đoạt Femina, song Đới Tư Kiệt vẫn nói đó là giải ông "không thật sự" mong đợi, dù cho vẫn "rất sung sướng". Bởi vì phần thưởng đó "có thể khuyến khích những người nhập cư (như ông) viết tiểu thuyết và làm phim," - ông nói.

Được tôn vinh trước Đới Tư Kiệt, còn có Francois Cheng, một Hoa kiều, đã được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp và cũng được Femina 1998 với cuốn Hai tổ quốc: Trung Hoa và Pháp.

Theo tác giả, việc viết Mặc cảm của Di đã kéo dài một năm rưỡi. Và hiện giờ ông đang "hầu như kiệt sức". Việc viết Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa thực sự "dễ dàng hơn rất nhiều" vì bản thân đã "trải qua những kinh nghiệm có thực", - ông nói.

"Mặc cảm của Di tham vọng hơn một chút, phức tạp hơn một chút...Đó là một cuộc thám hiểm của nhà phân tâm học đầu tiên ở TQ muốn tìm hiểu cái vô thức của Châu Á", Đới nói nhiều lúc ông vừa viết vừa cười: "Tôi là một người Trung Hoa ở miền Nam. Người miền Nam thích cười và hay kể những chuyện kỳ cục".

Song ông không có ý định làm phim với Mặc cảm của Di. "Tôi chẳng phải là người chuyên đạo diễn các tiểu thuyết của mình. Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa là một ngoại lệ vì tôi muốn thể hiện những gì đã sống", Đới Tư Kiệt nói.

Theo LĐ 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    gi\u1ea3i th\u01b0\u1edfng v\u0103n h\u1ecdc Femina c\u1ee7a Ph\u00e1p v\u00e0o cu\u1ed1i th\u00e1ng 10 v\u1eeba r\u1ed3i..." />