Phóng to |
Hà Thị Loan (tỉnh Thái Nguyên) một trong những tân sinh viên vươn lên từ khó khăn đã được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên 19 tỉnh phía Bắc - Ảnh: Tiến Thắng |
Có thể ta nghèo nhưng ta có hạnh phúc vì ta có sức khỏe, chẳng hạn. Đó là tư duy tích cực trong thực tại để mình thay đổi cuộc sống, có thể nở được nụ cười ngay cả khi điều đó làm cho nhiều người rơi nước mắt. Thay đổi cách nghĩ khi ta chưa thể một sớm một chiều thay đổi hoàn cảnh sống cũng chính là cách ta đổi thay cuộc sống của mình, nhất là trước những u ám xung quanh.
Không có một “chuẩn” chung cho khổ đau nên đôi khi ta có thể sai lầm trong việc đánh giá ai đó khổ hoặc vui. Có người sống theo lý lẽ: “khổ đau là chất liệu của hạnh phúc” hay “khó khăn là cơ hội để rèn mình”, thì sẽ thấy rằng những điều không tốt mà mình gặp phải là một “trường đào tạo” giúp mình vững chãi hơn. Điều đó dễ thấy được từ những tấm gương học tốt, thành đạt được báo chí đăng hằng ngày, thường là những “ứng viên” có hoàn cảnh khó khăn, sinh ra nơi mảnh đất nghèo xác xơ, quanh năm bị thiên tai, lũ lụt. Việc phải chứng kiến cảnh nghèo khó của gia đình cộng với khát vọng giúp đỡ cho gia đình, thay đổi cuộc sống của mình cũng như đóng góp cho xã hội…, đã giúp cho những bạn trẻ ấy đứng dậy từ chính đôi chân lấm lem bùn đất của mình.
Do vậy, có thể thấy rằng, đôi lúc cũng cần để cho người trẻ biết khó khổ một chút, để họ làm những việc tay chân, đổ mồ hôi cho những bữa ăn hằng ngày theo kiểu “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” cũng là một trong các phương pháp giáo dục căn cơ.
Thế nên, thay vì đau đáu, trách móc những nhem nhuốc trong xã hội, mình nên nhẹ lòng trở về chăm sóc tâm hồn mình thêm đẹp đẽ. Từ những việc nhỏ bé, hữu ích hằng ngày của từng cá nhân, sẽ góp phần kiến tạo nên sự thay đổi bộ mặt xã hội yên lành, tươi đẹp hơn.
Áo Trắng số 19 ra ngày 15/10/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận