23/10/2009 08:26 GMT+7

Đổi lịch cắt nước dân không biết

Ông NGUYỄN TRỌNG THANH (giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng)
Ông NGUYỄN TRỌNG THANH (giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng)

TT - Chiều 22-10, tại thượng nguồn kênh Đông (Tây Ninh), ngay cống số 1 - nơi lấy nước từ hồ Dầu Tiếng ra kênh Đông - cửa cống vẫn đang bị đóng chặt, nước cạn thấy đáy.

Đổi lịch cắt nước dân không biết

TT - Chiều 22-10, tại thượng nguồn kênh Đông (Tây Ninh), ngay cống số 1 - nơi lấy nước từ hồ Dầu Tiếng ra kênh Đông - cửa cống vẫn đang bị đóng chặt, nước cạn thấy đáy.

ImageView.aspx?ThumbnailID=370170
Kênh Đông vẫn còn được thi công (ảnh chụp chiều 22-10)  - Ảnh: anh thoa

Còn hàng chục kilômet kênh từ đó chạy dài xuống xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) cũng đang bị cạn nước.

Tại kênh điều tiết K8 thuộc tỉnh Tây Ninh, nhiều công nhân đang nạo vét bùn, đổ bêtông kiên cố hóa bờ kênh. Dòng kênh này có khoảng 46 nhánh phục vụ tưới tiêu, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn hộ dân ở Tây Ninh và TP.HCM. Ông Lê Văn Dũng - phó ban quản lý tiểu dự án Dầu Tiếng, thuộc Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - giải thích: “Hiện nay đơn vị thi công vẫn đang tích cực nạo vét bùn ở dòng kênh và hoàn thiện kiên cố hóa dòng kênh nên chưa thể mở nước. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng đến ngày 1-11 sẽ tiến hành mở nước với lưu lượng ban đầu là 10m3/giây”. Theo ông Dũng, việc đổ bêtông đáy kênh đã cơ bản xong, còn nạo vét bùn cũng đạt 98%.

1-11 mở nước

Trước đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu phải cam kết đảm bảo tiến độ thi công công trình kênh Đông. Theo đó, trước thời gian cắt nước phải mở nước nhiều và liên tục trên kênh Đông để bà con tích nước và trữ nước trong kênh, ao, ruộng.

Trong vòng 20 ngày (10 đến 30-10) phải mở nước để cung cấp cho nhân dân ở hai huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) và Củ Chi (TP.HCM) với lưu lượng 10m3/giây. Tuy nhiên đến chiều 22-10, hàng chục ngàn hộ dân ở cả hai huyện nói trên vẫn đang “vàng mắt” chờ nước. Cá vẫn tiếp tục chết, đồng ruộng khô hạn, lúa càng héo thêm, thiệt hại của dân càng nặng nề hơn.

"Khi triển khai công trình này, thiệt hại của người dân chúng tôi đã tính tới, chỉ có điều là không biết thiệt hại cụ thể ra sao. Tuy nhiên, người dân trong giai đoạn này cố gắng thông cảm với chúng tôi, hi sinh một phần lợi ích ngắn hạn để công trình hoàn thành sớm".

Ông NGUYỄN TRỌNG THANH (giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng)

Thế nhưng ở phía thượng nguồn đơn vị có trách nhiệm vẫn không mở nước. Ông Nguyễn Trọng Thanh - giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - cho biết: “Chúng tôi đã có cuộc hội nghị ngày 20-10 vừa qua với các cấp ở thành phố và quyết định kéo dài thêm 10 ngày cắt nước so với kế hoạch, để chúng tôi tiến hành nạo vét hết lượng bùn đất, nước bẩn. Đến ngày 1-11 sẽ mở nước trở lại và mở xuyên suốt”.

Ông Lê Văn Dũng giải thích rõ hơn: “Đúng ra theo lịch phải mở nước vào ngày 20-10, song vì vướng triển khai dự án nên phải chấp nhận. Bởi nếu mở nước thì thiệt hại có thể sẽ nặng hơn vì bùn, phèn, nước ximăng sẽ tràn về phía hạ nguồn. Nước ô nhiễm có thể làm ảnh hưởng đến nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Vả lại thời gian qua do mưa gió liên tục nên trong cuộc họp gần đây, công ty cũng đã xin Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính quyền tỉnh Tây Ninh và TP.HCM cho phép chậm xả nước 10 ngày để đảm bảo chất lượng nước và đẩy nhanh tiến độ dự án”.

Làm sao tích nước?

Trong khi đó, nhiều người dân ở dọc hơn 44km kênh Đông - từ thượng nguồn về xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP.HCM) - cho biết: “Chúng tôi trông chờ nước từng ngày. Còn lịch đã thông báo với dân là 20-10 xả nước nên chúng tôi mới canh thời gian đầu tư cá giống nhưng đến nay kênh vẫn cạn khô”. Người dân còn phản ảnh: “Ngày 1-8, khi tiến hành cắt nước chúng tôi có nghe loáng thoáng, nhưng đến khi chậm mở nước thì không hề thông báo cho dân. Mặt khác, lịch cắt nước kéo dài bốn tháng mà bảo bà con tích nước trong ao, trong ruộng là tích theo kiểu gì? Chẳng lẽ lại tát nước vào ngập chìm cả lúa?”.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM cũng đã có văn bản đề nghị Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng và nhà thầu: “Phải tổ chức thi công ba ca, có kỷ luật công trường nghiêm ngặt. Nếu thi công không đảm bảo đúng cam kết, sở sẽ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có hình thức xử lý và đền bù, hỗ trợ người dân nếu có thiệt hại về sản xuất nông nghiệp”.

Còn theo một cán bộ phòng thủy nông thuộc Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi TP.HCM: “Toàn bộ hệ thống kênh chính và nhánh phụ của kênh Đông ở phía TP.HCM đã kiên cố hóa từ lâu với tổng chiều dài 450km. Tuy nhiên, phần còn lại triển khai sau nên bây giờ vẫn chưa xong”. Phải chăng chính vì sự thiếu đồng bộ đó đã khiến người dân phải gánh trọn hậu quả như đang diễn ra?

A.THOA - H.VĂN - Q.KHẢI

Ông NGUYỄN TRỌNG THANH (giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên