Cụm từ này thường được nhắc nhất khi đề cập đến tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.
Những năm 1970 và 1980 xảy ra tình trạng tranh chấp phức tạp và căng thẳng giữa các bên liên quan ở Biển Đông, trong đó có sự kiện Trung Quốc hai lần dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và một số đảo, bãi đá của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa năm 1988.
Trước tình hình đó, tháng 7-1992, ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN đã ra Tuyên bố ASEAN về Biển Đông tại thủ đô Manila, Philippines nhằm kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế không làm căng thẳng tình hình.
Đồng thời khuyến nghị các bên liên quan áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Đông - Nam Á (TAC) để làm cơ sở xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tuy nhiên, qua nhiều năm nỗ lực đàm phán, Trung Quốc và ASEAN vẫn không tìm được tiếng nói chung về việc thành lập COC.
Để hạ nhiệt tranh chấp Biển Đông, các bên đã đồng ý ký kết DOC ngày 4-11-2002 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần 8 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
10 điểm đồng thuận trong DOC cho thấy văn kiện này không có tính ràng buộc giữa các bên.
DOC không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp mà chỉ tạo điều kiện cho các bên tìm kiếm giải pháp tranh chấp, trong đó kêu gọi các bên tạo ra một môi trường hợp tác, hòa bình, thân thiện thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận