Ngoài trầu, một số hộ dân còn trồng cau. Một buồng cau tốt (sai trái) được bán lẻ với giá khoảng 70.000-80.000 đồng
Hộ có diện tích trồng trầu nhỏ nhất cũng khoảng 50-200m2, còn hộ có diện tích lớn nhất vào khoảng 2.000-3.000m2.
Trầu sau khi thu hoạch sẽ được xếp thành ốp (mỗi ốp 40 lá) rồi bán cho thương lái với giá 2.500-6.000 đồng/ốp, tùy thời điểm.
Do trầu cho thu hoạch quanh năm nên sản phẩm này không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho chủ vườn mà còn tạo công ăn việc làm cho người hái trầu thuê.
Lãnh đạo UBND xã Vị Thủy cho biết làng trầu này có tuổi đời khoảng 50 năm với số lượng người trồng cứ lớn dần.
Hiện Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Hậu Giang cũng đang làm đề án phát triển làng nghề trồng trầu xã Vị Thủy gắn với phát triển du lịch vì đây là loại hình canh tác được xem như độc nhất vô nhị ở miền Tây.
Người hái trầu leo lên thang hái lá, sau đó dùng dây nilông buộc ngọn trầu bám lên nọc để tiếp tục phát triển
Mỗi ốp trầu có 40 lá với giá bán từ 2.500-6.000 đồng tùy thời điểm
Sau khi hái, trầu được gom lại để chuẩn bị xếp thành ốp
Làng trầu Vị Thủy nhìn từ trên cao
Trầu được tưới vào mỗi buổi sáng như nhiều loại cây trồng khác để phát triển tốt
Dịch bệnh COVID-19 tạm lắng, cách vài ba ngày, anh Liệt (ở ấp 3, xã Vị Thủy) cân hơn 100kg trầu/ ngày của nhà vườn để cung ra thị trường phục vụ khách hàng
Xịt nước tưới cho lá trầu tươi
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận