08/07/2024 09:57 GMT+7

Độc đáo điệu múa Khmer trong bức ảnh hơn 100 năm trước

Tại sao bài múa Khmer không múa trên nền âm nhạc dân tộc Khmer mà được múa trên nền bài Lưu thủy, một trong những bài bản cổ và được sử dụng nhiều trong đờn ca tài tử?

Bức ảnh giá trị mà TS Nguyễn Lê Tuyên cung cấp tại tọa đàm. Hình ảnh vũ công người Pháp múa truyền thống Khmer trên nền bài Lưu thủy tại Pháp

Bức ảnh giá trị mà TS Nguyễn Lê Tuyên cung cấp tại tọa đàm. Hình ảnh vũ công người Pháp múa truyền thống Khmer trên nền bài Lưu thủy tại Pháp

Đó là thông tin thú vị mà TS Nguyễn Lê Tuyên đưa ra trong tọa đàm Giá trị giao thoa văn hóa âm nhạc truyền thống Nam Bộ tại Đường sách TP.HCM.

Thông tin thú vị đó từ một tài liệu mà ông tìm thấy tại Pháp. Múa Khmer trên bài Lưu thủy, quả là một sự kết hợp độc đáo.

Câu chuyện xác định bản Lưu thủy

Tài liệu và những bức ảnh rất đặc biệt này được ông Tuyên dành tặng và kể lại trong tọa đàm là một trong những hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập Câu lạc bộ Nghiên cứu và Vinh danh văn hóa Nam Bộ.

Tại tọa đàm, bức ảnh xưa từ những năm 1900 được công bố. Gồm cô vũ công người Pháp mặc trang phục truyền thống Khmer đang múa cùng vũ đoàn, ở phía phải là hình ảnh ban nhạc đờn ca tài tử có đờn tranh, kìm, gáo… đang đệm cho nghệ sĩ múa.

Theo diễn giả Nhựt Quang, chủ nhiệm câu lạc bộ, thì đó là ban tài tử của ông Nguyễn Tống Triều.

Bức ảnh là điều bí ẩn khiến ông Tuyên tò mò. Khi tìm hiểu sâu hơn thì ông biết bức ảnh được chụp tại Nhà hát Đông Dương, trong cuộc triển lãm toàn cầu tại Pháp.

Cô đào nổi tiếng của Pháp Cleo de Merode mặc trang phục truyền thống và múa truyền thống Khmer trên nền âm nhạc tài tử, nhưng lúc đầu ông không rõ bản gì.

Ông chỉ đọc và biết đó là bài bản cổ, từ tiếng Pháp dịch ra nghĩa là Nước chảy.

Sau đó một nhạc sĩ đã ký âm lại. Ông Tuyên vì có mối thân tình nên đã trao đổi với nhạc sĩ Huỳnh Khải (nguyên trưởng khoa âm nhạc truyền thống Nhạc viện TP.HCM).

Sau khi nghe thì ông Khải xác định rằng bài nhạc phần lớn là giai điệu của bài Lưu thủy, có một số âm giai của dân tộc Khmer và vài giai điệu khác ở Nam Bộ…

Ông Tuyên cũng khiến khán giả đến Đường sách TP.HCM tối 7-7 thích thú khi hé lộ thêm rằng trang phục vũ công mặc do một nhà thiết kế người Pháp thiết kế dựa trên những hình ảnh phù điêu của đền Angkor Wat.

Còn cô vũ công cũng không được học múa truyền thống Khmer, vì vậy cô nhìn hình ảnh phù điêu để mô phỏng, sáng tác ra bài múa.

Các nghệ sĩ người Khmer múa bài múa Khmer trên nền bài Lưu thủy - Bình bán - Kim tiền tối 7-7 - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Các nghệ sĩ người Khmer múa bài múa Khmer trên nền bài Lưu thủy - Bình bán - Kim tiền tối 7-7 - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Âm nhạc truyền thống Nam Bộ, sự kết hợp không biên giới

Sau khi giới thiệu bức ảnh xưa và câu chuyện thú vị, ban tổ chức đã giới thiệu đến người xem bài múa Khmer do các nghệ sĩ người Khmer thể hiện.

Lần này ông Huỳnh Khải quyết định dùng nhạc đệm không lời. Không chỉ bản Lưu thủy mà còn kết hợp hai bài bản cổ là Bình bánKim tiền.

Sở dĩ ông Khải không dùng lời như bản gốc vì ông muốn khán giả nghe nhạc đệm, xem múa và phát huy trí tưởng tượng, không bị áp đặt bởi lời bài hát.

Ngoài nhấn mạnh Lưu thủy, buổi tọa đàm còn đem đến cho người nghe những thông tin về sự giao thoa của văn hóa âm nhạc truyền thống Nam Bộ với những loại hình khác, khiến âm nhạc Nam Bộ thêm phát huy sức mạnh và lan tỏa giá trị đến công chúng trong và ngoài nước.

Đó là sự kết hợp tân cổ giao duyên, là sự du nhập của đàn guitar để các nhạc sĩ sáng chế ra cây guitar phím lõm, trở thành nhạc cụ khó thể thiếu trong dàn nhạc đờn ca tài tử, cải lương hiện nay.

Hình thức chặp cải lương cũng được phân tích, giá trị của chặp cải lương trong việc tiếp cận giới trẻ ngày nay.

Gen Z tung tẩy với nhạc dân tộcGen Z tung tẩy với nhạc dân tộc

Gần đây, người yêu âm nhạc thích thú khi thấy những gương mặt gen Z xuất hiện trong những MV nhạc trẻ, chơi nhạc cụ dân tộc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên