04/12/2019 09:46 GMT+7

Đọc chép: quyết liệt thay đổi!

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Những ngày qua, dư luận bàn luận nhiều về chuyện giao cho cấp nào lựa chọn SGK, quy trình lựa chọn, việc chọn SGK nào, tiến độ lựa chọn SGK...

Đọc chép: quyết liệt thay đổi! - Ảnh 1.

Cô trò lớp 1 Trường tiểu học Bàu Sen (Q.5, TP.HCM) - Ảnh: N.HÙNG

Điều nhiều người băn khoăn là đến nay chưa trường nào được tiếp cận với các bộ SGK mới nên không biết phải làm gì. Lãnh đạo nhiều trường tiểu học cho rằng để có lựa chọn phù hợp, các trường cần được tiếp cận sớm với các bộ SGK và chỉ đạo chuyên môn thống nhất cho các bộ sách.

Có một bộ SGK tốt sẽ góp phần giúp giáo viên dạy tốt, nhưng để có người dạy chương trình sách mới này còn quan trọng hơn. 

Thực ra với quy định một chương trình, nhiều SGK, chương trình mới là quy định cứng, còn SGK chỉ là tài liệu, phương tiện dạy học. Về nguyên tắc, tất cả SGK đều đã được hội đồng thẩm định thông qua, tức là đều đã phù hợp với chương trình. 

Với SGK mới nhưng thực tế hiện nay tất cả giáo viên đều là người cũ, phương pháp dạy cũ theo chương trình cũ... Nếu giáo viên không được bồi dưỡng nghiệp vụ theo chương trình mới, không được tập huấn phương pháp giảng dạy mới... dù có SGK mới sẽ không có tác dụng, thậm chí phản tác dụng.

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống hạn chế. 

Phần lớn giáo viên đang đứng lớp đều được đào tạo ở các trường sư phạm theo kiểu cũ. Trong khi SGK mới được giới thiệu là hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực. Các bộ sách mới được cho sẽ có nhiều khác biệt về mục tiêu thực hiện; nội dung các hoạt động học tập, khám phá và tiếp cận dụng kiến thức có tính mở; tổ chức các hoạt động tăng cường tương tác...

Như vậy, để có thể giảng dạy theo chương trình mới, SGK mới đòi hỏi giáo viên phải thay đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngay cả với các giảng viên ĐH, những người được cho là dễ tiếp cận cái mới trong giảng dạy vẫn còn thừa nhận: "Bản thân không tự tin lắm việc mình đã có đủ các kỹ năng để có thể truyền đạt cho sinh viên. Chương trình đào tạo, các môn học được dạy theo lối truyền thống nên việc tích áp dụng phương pháp mới, thay đổi thói quen không dễ dàng", nên với giáo viên phổ thông việc này còn khó hơn.

Do vậy, điều quan trọng hơn cả việc lựa chọn SGK là chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên theo chương trình mới. 

Trước mắt, ngay từ bây giờ, Bộ GD-ĐT cần dồn sức chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn các cơ sở giáo dục lựa chọn SGK lớp 1 mới theo quy định. Đồng thời xây dựng kế hoạch tập huấn giáo viên về khai thác, sử dụng và dạy học theo SGK mới. 

Các trường cũng cần chủ động từ ban giám hiệu đến giáo viên phải tập trung tìm hiểu và nắm chi tiết về nội dung, mục tiêu của chương trình, từ đó thấy được mình cần gì, còn thiếu gì để có thể dạy tốt.

Đọc chép thành chiếu... chép, bình mới rượu cũ? Đọc chép thành chiếu... chép, bình mới rượu cũ?

TTO - Bạn đọc Tuổi Trẻ Online tiếp tục chia sẻ ý kiến về đề tài nên ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác giáo dục như thế nào? Các ý kiến e ngại việc sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến sự hình thức, lãng phí và không hiệu quả như mong muốn.

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên