Hàng loạt dự án y tế trọng điểm có giá trị ngàn tỉ đồng đã và đang về đích được kỳ vọng là "cú hích" cho quá trình xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm y tế chất lượng cao của khu vực.
Nhân dịp 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, ông TĂNG CHÍ THƯỢNG - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đã ngồi lại với Tuổi Trẻ cùng phác họa "bức tranh" về hệ thống cơ sở hạ tầng y tế ở một "siêu đô thị" như TP.HCM.
"Dù bác sĩ có chuyên môn giỏi đến mấy, nếu cơ sở hạ tầng chật chội, xuống cấp sẽ không thể nào phát triển được các kỹ thuật chuyên sâu, kéo theo đó là rất khó mang đến sự hài lòng cho người bệnh", người đứng đầu ngành y tế TP.HCM khẳng định.
* TP.HCM có nhiều cơ sở y tế tuổi thọ rất cao. Bức tranh hạ tầng y tế của TP có tương xứng với một "siêu đô thị"?
- Phải khẳng định TP.HCM là địa phương có mạng lưới y tế rộng khắp với một trình độ chuyên môn sâu. Song nếu nhìn tổng thể "bức tranh" cơ sở hạ tầng về y tế chưa thực sự tương xứng với một "siêu đô thị".
Chẳng hạn như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đang giữ kỷ lục lâu đời nhất Việt Nam với hơn 160 tuổi. Một số bệnh viện khác cũng đã "rất già" như Bệnh viện Nhân dân Gia Định trên 120 tuổi, Bệnh viện Nguyễn Trãi trên 130 tuổi. Các bệnh viện có tuổi thọ gần 100 tuổi cũng rất nhiều. Rõ ràng khi "tuổi thọ" cơ sở hạ tầng càng cao, chất lượng công trình càng xuống cấp và lạc hậu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận