TTCT - Nhiều đầu sách xuất bản đã lâu bỗng dưng bán chạy như tôm tươi vì lý do không lấy gì làm vui với tác giả. "Sách chúng ta vờ như đã đọc". Các biến động chính trị đã thôi thúc nhiều người thật sự tìm đọc những tác phẩm này. Ảnh: RedditHàng triệu người Mỹ hy vọng vào một kết quả khác trong cuộc bầu cử tổng thống có nhiều cách để đối diện với thực tế không như mong muốn, trong đó có việc đổ xô mua sách để tìm hiểu về giai đoạn sắp tới đầy biến động. Các sách này bao gồm chủ đề về dân chủ, xã hội phản địa đàng, chuyên chế, nữ quyền và chính trị cực hữu.Từ tối ngày bầu cử (5-11), các tiểu thuyết về xã hội phản địa đàng gồm Chuyện người tùy nữ (Margaret Atwood), 1984 (George Orwell) và 451 độ F (Ray Bradbury) đã quay lại bảng xếp hạng sách của Amazon. Hồi ký Melania của bà Melania Trump và Hillbilly Elegy của Phó tổng thống đắc cử JD Vance cũng tăng doanh số, theo Amazon. Có điều không rõ người mua là "phe" nào. Hồi ký của bà Kamala Harris, The Truths We Hold, leo gần 2.000 bậc lên hạng 345.Xuất bản lần đầu năm 1985, Chuyện người tùy nữ dựng lên một xã hội nơi phụ nữ chỉ có nghĩa vụ quốc gia duy nhất là sinh con cho các quân trưởng. Với nhà văn Canada Margaret Atwood, đây không phải là lần đầu tiểu thuyết trứ danh của bà sốt trở lại; chuyện tương tự đã xảy ra khi ông Trump chiến thắng cuộc bầu cử năm 2016. Nhưng lần này sách bán chạy mà lòng bà thêm chua chát.Ngay trước ngày bầu cử, Atwood đã lên X đăng lại biếm họa lấy cảm hứng từ Chuyện người tùy nữ của họa sĩ từng đoạt giải Pulitzer Mike Luckovich. Ảnh biếm mô tả cảnh phụ nữ bước vào buồng bỏ phiếu Mỹ trong trang phục áo choàng đỏ và mũ trắng của tùy nữ, bước ra với trang phục hiện đại. Động thái này được hiểu là lời ngầm kêu gọi nữ cử tri Mỹ đi bầu để tránh kết cục như những người tùy nữ trong sách.Ngành sách thi thoảng vẫn có những biến động doanh số nhờ chính trị như thế, không riêng gì mỗi kỳ bầu cử Mỹ. Năm 2018, nhà sách lớn nhất nước Anh Waterstones cho biết doanh số sách về chính trị đã bùng nổ, xuất phát từ nhu cầu "muốn hiểu rõ thế giới mới đáng sợ" của nước Anh hậu Brexit. Doanh số sách chính trị tại hơn 280 chi nhánh Waterstones năm 2018 tăng hơn 50% so với cùng kỳ và nhiều hơn tổng số của cả năm 2015 và 2016."Cuộc khủng hoảng niềm tin đang diễn ra trong hệ thống chính trị và nền dân chủ... đã kích thích một làn sóng sách không chỉ về chính trị và chính sách, mà còn về tâm lý học, lý thuyết chính trị, lịch sử thế kỷ 20 và nhiều chủ đề khác" - Clement Knox, phụ trách mảng sách chính trị của Waterstones, nói với The Guardian. Knox so tình hình bấy giờ với thời điểm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi người ta đổ xô đọc Tư bản thế kỷ 21 của Thomas Piketty.Một điểm thú vị khác về ngành sách và biến động chính trị: sách cũ dễ được săn lùng trở lại, trong khi luật bất thành văn lâu nay trong ngành xuất bản là tốt nhất không nên phát hành sách mới vào mùa thu trong năm bầu cử tổng thống Mỹ. Có ít nhất hai trở ngại: tin tức về chính trị chiếm sóng nên khó sắp xếp cho các tác giả xuất hiện trên phương tiện truyền thông và khó thu hút sự chú ý từ các nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xã hội và các blogger sách khi mọi ánh mắt đều hướng về thời sự. Đây là vấn đề sống còn, bởi có được sự chú ý từ truyền thông hay không có thể quyết định sự thành bại của một cuốn sách.Theo The Washington Post, tác động này có vẻ đặc biệt rõ rệt ở các nhà xuất bản độc lập. Debra Englander, cố vấn biên tập tại Post Hill Press, thường khuyên các tác giả nên phát hành sách trước tháng 9 hoặc đợi đến quý đầu tiên của năm 2025, "vì tâm trạng của độc giả khó dự đoán". Trong khi đó, Christina Ward, phó chủ tịch và biên tập viên tại Feral House, nhận xét: "Dời các tựa sách đó sang tháng 1 và 2-2025, ngay cả khi các biến động chính trị có khả năng xảy ra vào tháng 1, có vẻ là phương án hợp lý hơn nhiều thay vì để sách chìm vào vực thẳm truyền thông".Jonathan Karp, chủ tịch và giám đốc xuất bản tại Simon & Schuster, cho rằng tiểu thuyết, thể loại ít phụ thuộc vào truyền thông, vẫn nên cẩn trọng với mùa bầu cử. Ông cũng lưu ý thêm rằng nếu là tác giả chưa nổi, cũng nên né mùa thu, dù năm đó có bầu cử hay không. Mùa thu vẫn luôn là lúc những nhà văn tên tuổi ra mắt tác phẩm, tránh voi chẳng xấu mặt nào.Lại có những thể loại sách không bị sự kiện chính trị ảnh hưởng, thậm chí có thể hưởng lợi từ đó, theo Pamela Jaffee, giám đốc cấp cao về tiếp thị thương hiệu và truyền thông của BloomBooks: tiểu thuyết lãng mạn giả tưởng. Mùa hè vừa qua, giữa các cuộc tranh luận tổng thống, hàng ngàn người lại tham gia một buổi hội thảo trực tuyến của các tác giả thể loại này. "Người yêu sách vẫn muốn tìm sự thoát ly. Độc giả vẫn sẽ muốn quay lưng lại với màn hình tivi để tìm kiếm khoảnh khắc yên bình của riêng mình" - Jaffee nói. Tags: Xuất bảnXuất bản sáchNgành sáchDonald TrumpPhản địa đàng
Đang giao lưu với đoàn phim Địa đạo: Lịch sử luôn là đề tài hấp dẫn, được nhân dân chú ý và ủng hộ MI LY 07/04/2025 10h sáng 7-4, báo Tuổi Trẻ tổ chức giao lưu trực tuyến với đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, diễn viên Thái Hòa và Hồ Thu Anh của phim 'Địa đạo'. Buổi giao lưu còn có bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM.
Lãnh đạo TP.HCM dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng HOÀI PHƯƠNG 07/04/2025 Nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương, lãnh đạo và người dân TP.HCM dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ công ơn của các Vua Hùng tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng (TP.HCM).
Một người ở TP.HCM bị cấm xuất cảnh vì bỗng dưng làm giám đốc công ty 'trên trời rơi xuống' TRƯỜNG TRUNG 07/04/2025 Năm 2022, một người đàn ông ở TP.HCM cầu cứu vì bỗng dưng trở thành giám đốc một công ty "trên trời rơi xuống", anh báo cơ quan chức năng nhưng đến năm 2024 bị cấm xuất cảnh vì công ty này nợ thuế hơn 6 triệu đồng.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ: Ông Trump tranh cử nhiệm kỳ 3 sẽ là thách thức lớn HÀ ĐÀO 07/04/2025 Bộ trưởng Tư pháp Pam Bondi bày tỏ hoài nghi về khả năng ông Trump tranh cử nhiệm kỳ 3, đồng thời nhấn mạnh rằng việc thay đổi Hiến pháp Mỹ để phục vụ tham vọng của ông Trump sẽ là một thách thức lớn.