Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã có liên tục gần 3 giờ trao đổi với sinh viên Trường đại học Đà Lạt về sự học và phát triển bản thân trong chiều 6-5.
Trong xuyên suốt trao đổi của mình, doanh nhân 73 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPPG luôn nhấn mạnh sự biết ơn với nơi ông bắt đầu hành trình cuộc đời: Viện đại học Đà Lạt, tiền thân Trường đại học Đà Lạt.
Ông Hạnh Nguyễn là cựu sinh viên Chánh trị Kinh doanh khóa 6 (niên khóa 1969 - 1973).
- Ông Johnathan Hạnh Nguyễn:
Như anh biết, tôi là cựu sinh viên của Trường đại học Đà Lạt, giai đoạn đầu, khi đó còn là Viện đại học Đà Lạt với nhiều trường thành viên. Dù đã đi, đã học, đã sống ở nhiều nơi sau khi rời trường nhưng những giá trị tôi tiếp nhận được từ ban sơ luôn là vốn quý.
Triết lý Thụ nhân có từ thời trường mới thành lập là hành trang cho cả hành trình còn lại của cuộc đời tôi. Tôi biết ơn vì điều đó.
Những đóng góp của tôi, dù được trường đánh giá là lớn, có giá trị, rất chân thành tôi xem đó chỉ là những đóng góp nhỏ bé, cá nhân, hữu hạn. Nếu được toàn thể cựu sinh viên đã "thụ nhân" từ trường cùng đóng góp, hỗ trợ thì mới có thể xem là lớn một cách đáng kể.
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Đó là nguồn lực cộng hưởng quan trọng để phát triển nhà trường. Mỗi người góp một tay thì trường sẽ mạnh hơn, giàu có hơn, có thêm cơ sở vật chất để đào tạo sinh viên.
Những đóng góp dù lớn dù nhỏ của tôi nhằm trả ơn trường cũ, cô thầy xưa. Chúng tôi làm vì cái tâm do học mà ra. Để trường vươn tầm, không chỉ ở Tây Nguyên hay Nam Trung Bộ, trở thành một trung tâm đào tạo vững mạnh.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tương lai và hiện giờ bạn đã thấy rồi, nó đặt nền tảng cho tương lai, và robot sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau để hỗ trợ con người làm việc. Đó là xu hướng.
Do đó khi mua bản quyền các tài liệu về AI tại Mỹ chúng tôi không đặt mục tiêu kiếm tiền mà đặt nền móng cho giới trẻ từ cấp tiểu học đến đại học trở thành công dân toàn cầu: hiểu bằng AI, nói bằng AI và tư duy với AI.
Sau khi triển khai giáo dục AI tại TP.HCM, tôi đã mang AI đến Đà Lạt và thành lập Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Center - AIC) Trường đại học Đà Lạt.
Chương trình đào tạo của AIC Trường đại học Đà Lạt sử dụng bộ giáo trình quốc tế AI, gọi tắt là K12. Đây là bộ sách đã được mua bản quyền và Việt hóa từ bộ giáo trình AI Future Intelligent Manufacture của Công ty UBtech Education (Mỹ), hiện đang được triển khai giảng dạy tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, và Hàn Quốc.
Lý do, tôi chọn trường để lập trung tâm mà không phải nơi khác: cái thứ nhất như tôi đã nói tôi muốn trả ơn cho Đà Lạt, nơi cho tôi nền tảng để đi học cao hơn tại Mỹ và bắt đầu những công việc có vị thế tại đó. Thứ nữa, Tây Nguyên còn thiếu thốn lắm nên chúng tôi muốn đưa về để cân bằng Tây Nguyên và các tỉnh thành lớn khác.
Tôi kỳ vọng thông qua đào tạo và phát triển AI, thời gian tới Đà Lạt trở thành nơi giao lưu của cộng đồng trí tuệ nhân tạo AI. Và Tây Nguyên nhờ ứng dụng AI trong các lĩnh vực sẽ cân bằng với các tỉnh thành khác về nhiều mặt.
Ở một góc độ khác, ta phải thừa nhận Đà Lạt thuận lợi để trở thành một trung tâm giao lưu học thuật, khoa học kỹ thuật lý tưởng.
- Nhân sự là linh hồn của công ty. Những người lao động làm nên công ty và uy tín công ty chứ không phải ông chủ tịch Hội đồng quản trị hay ông tổng giám đốc.
Nhưng 2 ông này có nhiệm vụ lèo lái công ty cùng đội ngũ nhân sự đi đúng hướng. Từ đó người lao động làm việc tạo giá trị cho bản thân và công ty.
Tôi đào tạo theo kiểu đôn quân. Phát triển đội 1 thì đội 2 được đào tạo để có cơ hội tiếp bước đội 1, và đội 3, đội 4 cứ như thế.
Hiển nhiên không phải cứ làm việc lâu thì sẽ được tiến lên những nấc thang cao hơn mà chúng tôi có những tiêu chuẩn đánh giá để nâng hạng nhân sự của công ty. Các công ty con trong tập đoàn cũng theo cách này để luôn có hậu phương vững chãi đi con đường dài hạn, đúng tầm nhìn của ban lãnh đạo.
Ở công ty, tôi tuân thủ luật lao động, nhưng nhiều khi thấy anh em hành xử khiến tôi rất xúc động. Khi nào tôi còn làm thì anh em còn làm.
Có nhân viên cưới chồng, cưới vợ phải đi nước ngoài. Mấy em mấy cháu tới tạm biệt mà rơm rớm nước mắt vì không muốn xa công ty đã có một thời gian dài gắn bó. Làm nhân sự mà thành công là ở chỗ anh em họ tin, thương mình vậy đó.
Ở chỗ tôi, nhân viên tạp vụ tôi cũng đối xử như những nhân viên khác. Họ xứng đáng được tôn trọng vì nhiều lẽ.
Đối với tôi, đào tạo nhân sự là trên hết. Và nói đến đây, cũng gửi gắm tới các em sinh viên, một đời làm việc là một đời học. Muốn lên cao, từ bậc 4 lên bậc 3, 2, 1 thì cấp học của mình cũng phải vậy. Học ở đây gồm đi học và tự học trọn đời.
- Chúng ta hãy học tập và giúp đỡ bạn bè từ bây giờ. Đi chơi, bớt lại. Đi học, đi thực hành thực tập, tăng lên. Ở bên Mỹ, sinh viên họ có văn hóa cùng ăn cùng chia. Còn ở mình, sinh viên như anh em, choàng gánh cùng nhau. Đó là cái tốt để cùng học, cùng tiến thân.
Trong trường, đừng quên kính thầy, kính cô rồi tự học từng bước. Sinh viên muốn mơ một giấc mơ lớn, sống cuộc đời đáng sống thì phải có tri thức để nhận diện giấc mơ nào lớn, và cuộc đời nào đáng sống. Không dễ đâu các bạn.
Chỉ có sự học mới chỉ cho các bạn 2 thứ đó để mình chọn và sống. Đấy, nói sâu chuyện học thì có cả nghìn chuyện nhỏ hơn nhưng tựu trung lại vẫn muốn nói đến các em học ở Đà Lạt hay ở bất kỳ đâu, hãy tự rèn luyện bản thân mình trước để có đủ năng lực đón chào tương lai.
- Tôi đã nói ở trên, lúc này các em bước ra khỏi trường đại học các em phải nghĩ về AI, nói với AI và làm việc cùng AI. Đã là xu hướng mà thế giới xác lập thì ta không thể đứng ngoài được.
Chuyện người lao động sau đại học, tức sinh viên ra trường cần gì thì tôi nghĩ họ phải biết rõ hơn ai hết. Vì, họ chọn học gì là do họ muốn. Và chọn trường nào là bước tiếp theo giải quyết mong muốn trước đó.
Có nhiều quan điểm về việc học sao cho hiệu quả rồi còn đi làm cho hiệu quả. Nhưng cá nhân tôi, từ chuyện học của tôi mà tôi khuyên các em sinh viên không được học như con mọt sách, học để trả bài.
Mình phải học trước, học trên trường, rồi mình hỏi nhiều, trả lời nhiều để mức độ hấp thụ tăng lên 150%. Học tổng thể rồi đi sâu vô ngóc ngách. Và chú trọng tối đa tất cả những kiến thức liên quan tới cái nghề mình đang học.
Kiến thức là do mình, vì mình chứ không ai nhồi nhét vô được hết. Học gì là do mình hết.
- Nhà trường cần quảng bá. Không phải để thương mại mà để sinh viên biết tới trường, biết tới cái hay cái mạnh của trường.
Đề nghị nhà trường nên liên lạc lại với cựu sinh viên, bằng nhiều kênh xem những sinh viên nào đã trưởng thành, là lãnh đạo doanh nghiệp, những người có sức ảnh hưởng lớn cùng hợp tác trong đào tạo, tư vấn đào tạo.
Chuyện này hình như nhiều trường ở Việt Nam chưa làm, nhưng ở các nước có đại học tư thục phát triển thì việc này được đẩy mạnh. Người ta muốn biết trường hay thế nào thì chỉ cần nhìn vào đội ngũ này cũng có thể biết được phần nào.
Ngoài ra, đây cũng là nhóm động lực để cùng trường phát triển. Đào tạo nhân lực lúc này trường không thể đứng độc lập được nữa rồi. Thông qua nhóm động lực, trường sẽ biết sinh viên vào sẽ có đầu ra thế nào. Như vậy là rất đẹp.
Nhà trường phải chuẩn bị sẵn sàng với việc một ngày doanh nghiệp tìm đến trường, chọn nhân sự ngay từ khi sinh viên còn đang học. Nói vậy để mong nhà trường sắp tới đây tính toán kết nối doanh nghiệp như một nhiệm vụ trong đào tạo.
- Trường đại học Đà Lạt đã nổi tiếng, có nhiều sinh viên xuất sắc và thành công ở nhiều lĩnh vực từng theo học. Do đó chúng ta đừng quá khiêm tốn với việc mình là một trung tâm đào tạo cấp vùng.
Mơ giấc mơ lớn, làm việc lớn. Nhà trường sẽ đào tạo nhân lực quốc gia, quốc tế ở lĩnh vực mà nhà trường có thế mạnh như khoa học cơ bản, nông nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin và AI, công nghệ sau thu hoạch, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhà trường xây dựng chiến lược đón sinh viên ở khắp mọi miền Tổ quốc, sinh viên quốc tế. Xác định được thế mạnh đào tạo thì tầm mức đào tạo cũng được xác lập. Nhân lực sẽ được sử dụng cho vùng nào thì đó là lẽ tự nhiên của những điều ta đã xác lập.
Sinh viên ra trường không ở Tây Nguyên mà đi khắp nơi làm việc thì Tây Nguyên - Lâm Đồng - Đà Lạt lại đón người lao động đã được đào tạo từ khắp nơi đến và tham gia vào lĩnh vực mà địa phương đang phát triển.
Nước sẽ chảy đến đúng chỗ một cách tự nhiên, bản thân nhà trường không nhất thiết gò mình trong một khuôn khổ của vùng địa lý.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận