Doanh nghiệp Việt Nam chưa xem ứng dụng công nghệ là động lực tăng trưởng trong thời gian tới. Trong ảnh: công nhân trong một xưởng gỗ nội thất chuyên xuất khẩu sang thị trường châu Âu - Ảnh: N.BÌNH
Ngày 5-4, tại buổi công bố báo cáo "Navigator: hiện tại, tương lai và ý nghĩa đối với doanh nghiệp", ông Phạm Hồng Hải, tổng giám đốc HSBC, cho biết khảo sát 6.000 doanh nghiệp tại 25 quốc gia, cho thấy các doanh nghiệp quốc tế đang có xu hướng chuyển trọng tâm phát triển nội vùng trước các chính sách bảo hộ ngày càng tăng.
Theo ông Hải phần lớn doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy an tâm với những thị trường xa cho dù đã gặp khó vì những hàng rào thuế quan, biến động chính trị các nước trong khi, đáng ra Việt Nam cần phải tìm cách tận dụng thị trường nội khối, chủ động mở thị trường khu vực.
"Hiện nay cơ hội này rất lớn nhưng các doanh nghiệp FDI lại làm tốt hơn nhờ nắm chuỗi sản xuất", ông Hải nói.
Tuy nhiên, ông Hải cho rằng, khoảng hai năm gần đây đã có sự chuyển biến trong nhận thức của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, một số doanh nghiệp đã bắt đầu nghĩ đến chuyện phát triển thị trường nước ngoài trong kế hoạch tương lai gắn với sự ra đời của AEC.
Khi sảo sát 6.000 doanh nghiệp tại 25 quốc gia, nhóm thực hiện nhận ra các doanh nghiệp quốc tế đang chuyển trọng tâm phát triển nội vùng trước các chính sách bảo hộ ngày càng tăng.
Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam hiện cũng đang rất kỳ vọng vào các cam kết Cộng đồng kinh tế ASEAN hay CPTPP, sáng kiến ASEAN 2035…
Tuy nhiên vấn đề của Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp này là dường như thích kinh doanh những thị trường quen thuộc như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc hơn.
HSBC Navigator là một báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát về các vấn đề liên quan đến thương mại toàn cầu và mức độ tin cậy của doanh nghiệp đối với triển vọng thương mại.
Báo cáo này bao gồm dự báo kinh tế thương mại trong trung và dài hạn đối với xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tại 25 thị trường do Oxford Economics thực hiện, và một khảo sát toàn cầu về nhận định cũng như kỳ vọng của doanh nghiệp đối với các hoạt động giao thương và tăng trưởng kinh doanh do Kantar TNS thực hiện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận