Theo các doanh nghiệp này, hiện nay doanh nghiệp nhà nước hầu như không được chủ động làm việc gì. Đầu tư, thoái vốn, nhân sự... tất cả đều phải xin và rất mất thời gian cho các thủ tục hành chính. Việc đầu tư của doanh nghiệp nhà nước phải xin phép là cần thiết, nhưng ngay cả việc thoái vốn cũng phải xin khiến quá trình thoái vốn diễn ra chậm chạp. Khi doanh nghiệp quyết định thoái vốn theo chủ trương thoái vốn ngoài ngành kinh doanh chính, hoặc lĩnh vực họ làm ăn không hiệu quả thì nên để doanh nghiệp được chủ động làm, miễn sao làm đúng quy định không làm mất vốn nhà nước. Khi thoái vốn, doanh nghiệp gặp một đối tác chấp nhận mua nhưng vì phải qua các thủ tục xin phép nên có thể mất cơ hội vì họ không thể chờ. Muốn một đề xuất được thông qua thì cần phải có ý kiến đầy đủ của các ban ngành liên quan. Nơi nào hiểu cho hoạt động của doanh nghiệp còn làm nhanh, có nơi không hiểu sẽ phải chờ đợi rất mất thời gian.
Doanh nghiệp nhà nước muốn chủ động thoái vốn
TT - Ngày 5-5, tại hội thảo góp ý dự án Luật đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, do đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức, đại diện một số doanh nghiệp nhà nước tại TP.HCM cho rằng việc Nhà nước siết chặt quản lý vốn đầu tư tại các doanh nghiệp là cần thiết để tránh có thêm những Vinashin, Vinalines... nhưng cũng cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận