TTCT - Những người nông dân đầu tiên của nhân loại đã biết để dành những hạt giống tốt nhất từ một mùa vụ bội thu, để có thể tiếp tục gieo trồng, mở rộng đất đai và truyền lại cho con cháu như một món đồ gia bảo. Ở thời hiện đại, những người nông dân muốn duy trì tập quán đó và các nhà sản xuất giống công nghiệp đang “đối đầu” nhau trong vấn đề cân bằng lợi ích. Ảnh: Roger Spooner/Getty ImagesHạt giống nảy mầm thành cây trồng và cây trồng sẽ sản sinh thêm hạt giống. Thuận theo lẽ tự nhiên đó, nhà nông bao đời đã tự do cất giữ và trao đổi hạt giống - thật tiết kiệm và hiệu quả! Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc khách hàng của các công ty cây giống chẳng việc gì phải quay trở lại sau mỗi vụ mùa. Hạt giống đó cũng có thể là thành quả của quá trình thí nghiệm tốn nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng truyền thống giữ hạt cho mùa sau của nông dân lại có ích cho hệ sinh thái.Chừng ấy thứ đã thấy không dễ để cả đôi bên đều cảm thấy quyền lợi của mình được đảm bảo.Bảo hộ và nguy cơ độc quyềnĐể thay đổi vòng xoáy ốc “gieo - giữ hạt - gieo tiếp”, các đạo luật bảo hộ giống cây trồng bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990, giữa lúc làn sóng nông sản biến đổi gene (GM) đang tràn vào các kệ hàng ở phương Tây. Theo đó, nông dân/người sử dụng giống phải cam kết rằng họ sẽ không giữ giống để tiếp tục gieo trồng cho mùa vụ tiếp theo.Lực đẩy cho những “luật chơi mới” về hạt giống còn đến từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tổ chức này kêu gọi các nước thành viên - cũng tức là đại đa số các quốc gia trên thế giới - phải có các biện pháp pháp luật để bảo hộ giống cây trồng. Để thỏa yêu cầu này, ngày càng nhiều chính phủ đã đàm phán gia nhập Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV), đồng thời cập nhật các điều luật về trồng trọt để phù hợp hơn với thời cuộc.“Giới hạn nông dân giữ giống” là quy định bắt buộc đối với một quốc gia thành viên của UPOV. Không ai được phép sản xuất, nhân giống, buôn bán hoặc trao đổi hạt giống của một giống cây đang được bảo hộ mà không có sự cho phép của người đã chọn tạo (breeding) ra giống cây đó.Việt Nam trở thành thành viên chính thức của UPOV từ ngày 24-12-2006. Trong số các nước ASEAN hiện chỉ có Singapore và Việt Nam tham gia tổ chức này (tổng cộng 78 thành viên tính đến 3-12). Luật sở hữu trí tuệ (2005) của Việt Nam chưa có điều khoản “giới hạn nông dân giữ giống”. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan đối với giống cây trồng là một trong các nội dung của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ vừa trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 vừa qua. UPOV, và các tập đoàn nông nghiệp, cho rằng “giới hạn nông dân giữ giống” sẽ khuyến khích hoạt động chọn tạo giống cây trồng mới, bằng cách trao cho những tác giả xứng đáng nhất một sự độc quyền tạm thời (20-25 năm) để họ gặt hái lợi nhuận từ “phát minh” của mình. Không thể phủ nhận điều này, bởi công việc của nhà lai tạo thường đòi hỏi rất nhiều chất xám, tiền của và thời gian.Nhưng vấn đề ở đây là các điều luật nhằm “cân bằng lợi ích” giữa người chọn tạo giống và người sử dụng giống dường như chưa mấy “thân thiện” với nông dân. Một cách gián tiếp, các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cũng đang cản trở việc lưu truyền các giống cây bản địa và giống gia truyền.Các giống cây do những người nông dân bình thường chọn tạo, hay lưu truyền qua nhiều thế hệ vốn có bộ gene rất đa dạng và liên tục tiến hóa. Vì thế, chúng thường không thể đáp ứng các tiêu chí của UPOV để được bảo hộ, bao gồm: khác biệt về mặt di truyền, đồng nhất về hình thái và ổn định qua các chu kỳ nhân giống. Chưa hết, nhiều quốc gia chỉ cho phép mua bán, thậm chí chia sẻ, những loại hạt giống đã được công nhận lưu hành - một lần nữa thông qua 3 tiêu chí trên.Tổng hòa các quy định về hạt giống dẫn đến một hệ quả: lựa chọn hợp pháp duy nhất thường là mua hạt giống của các công ty, từ vụ này sang vụ khác. Doanh thu trong lĩnh vực hạt giống dự kiến sẽ đạt 90 tỉ USD vào năm 2024, tăng trưởng 50% so với năm 2018, theo cơ quan nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence. Và hơn một nửa thị phần thế giới đang nằm trong tay 3 ông lớn: Bayer-Monsanto (Đức), Du Pont (Mỹ) và Syngenta (đã về tay ChemChina của Trung Quốc). Nói cách khác, một số ít công ty đang thống trị nguồn cung hạt giống toàn cầu.“Hạt giống đến cuối cùng là thứ nuôi sống chúng ta và động vật mà chúng ta lấy thịt… Kiểm soát hạt giống, theo nhiều cách, là kiểm soát nguồn cung lương thực” - Jack Kloppenburg, một giáo sư tại ĐH Wisconsin-Madison (Mỹ), nói với Đài DW.Và còn một hệ lụy khác quan trọng không kém: thế giới đang liều lĩnh đặt tất cả “thóc” vào một rổ. Ảnh: Grace Abe/Grist.orgĐa dạng là bền vữngNăm 1845, ở Ireland xảy ra “nạn đói khoai tây” khiến hàng triệu người dân chết đói hoặc phải vượt qua Đại Tây Dương bao la để di cư đến Canada và Mỹ, do lẽ nông dân đã quá tập trung vào một loại cây trồng duy nhất - khoai tây; khi mầm bệnh xuất hiện, nó đã nhanh chóng lây lan khắp đất nước và quét sạch phần lớn nguồn lương thực trong nhiều năm liền. Bài học lịch sử này cho thấy tầm quan trọng của tính đa dạng sinh học (về loài, về giống và về di truyền) trong canh tác nông nghiệp, mà việc này lại phụ thuộc khá lớn vào chính tập quán giữ giống.Một mặt, khi hạt giống đến từ nhiều nguồn phong phú thay vì một số ít thương hiệu, nông dân sẽ có nhiều lựa chọn để vun trồng một cánh đồng đa dạng về gene. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đó là một chiến lược an toàn. Nếu chẳng may gặp thời tiết bất lợi, sẽ có những cây bị hạ gục, và những cây khác thì chống chịu tốt và đơm hoa.Mặt khác, khi một số cây trồng đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường mới, chúng sẽ truyền lại các tính trạng tốt lành đó (như khả năng chịu hạn, chịu mặn) cho lớp “hậu duệ” - những hạt giống mới. Hạt giống thương mại thường không có quyền năng này, bởi chúng được sản xuất ở một vùng A nào đó và rồi tiêu thụ ở vùng B, C, D… Mà mỗi vùng đất lại có những đặc điểm riêng, thậm chí thay đổi qua từng năm.Vì vậy, “đa dạng sinh học giúp các hệ thống sản xuất và sinh kế có khả năng chống chịu tốt hơn trước các cú sốc và căng thẳng, bao gồm cả những tác động do biến đổi khí hậu gây ra” - Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã khẳng định trong báo cáo “Tình trạng của thế giới: Đa dạng sinh học cho thực phẩm và nông nghiệp” năm 2019.Tuy nhiên, khắp thế giới, rất nhiều loại cây trồng thích nghi với khí hậu địa phương đang bị thay thế bởi các giống “tiêu chuẩn hóa”. Theo FAO, 75% giống cây trồng trên thế giới đã biến mất từ năm 1900 đến năm 2000.Việc chuyển sang hạt giống thương mại cũng làm thay đổi toàn bộ hệ thống nông nghiệp. Các công ty lớn thường phát triển luôn cả loại phân bón và thuốc trừ sâu dành riêng cho hạt giống của họ, và nông dân thường phải mua trọn bộ để đảm bảo năng suất. Đa dạng sinh học của đất và các hệ sinh thái liên quan vì thế cũng bị ảnh hưởng.Nền nông nghiệp công nghiệp hóa - tối đa hóa năng suất thường lập luận rằng họ đang gánh trọng trách cung cấp lương thực cho toàn cầu. Nhưng không ít chuyên gia cảnh báo điều ngược lại, đặc biệt là khi hành tinh đang nóng lên."Nguồn gene (cây trồng) của chúng ta càng đồng đều thì chúng ta càng dễ bị tổn thương trước tất cả các loại áp lực môi trường, và ta biết rằng với biến đổi khí hậu, những áp lực đó sẽ ngày càng nhiều” - Karine Peschard, một chuyên gia công nghệ sinh học và “chủ quyền hạt giống” tại Viện Nghiên cứu quốc tế và phát triển Geneva (Thụy Sĩ), nhận xét.Việc hạn chế nông dân giữ giống là một vấn đề nhạy cảm đối với tất cả các quốc gia. Không đơn giản chỉ có “trắng” và “đen”, nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp đan xen, và cũng sẽ dẫn đến nhiều “được” và “mất” cho nhiều đối tượng khác nhau - bằng nhiều cách khác nhau. Với tư cách là người tiêu dùng, chúng ta có thể giúp sức bằng cách nhận thức đầy đủ về những mâu thuẫn này trong khu vực, từ đó đưa ra những lựa chọn có trách nhiệm.Cần hiểu rằng việc tham gia UPOV là tự nguyện, nhưng các quốc gia lớn lại sử dụng các hiệp định thương mại song phương và khu vực để gây áp lực với các nước đang phát triển. Mặc dù vậy, chỉ một số ít quốc gia châu Á đã gia nhập UPOV.Luật bảo hộ giống cây trồng của Ấn Độ (không phải thành viên UPOV) cho phép nông dân “tự do sử dụng, trao đổi, cất giữ và gieo lại các giống được bảo hộ, miễn là họ không bán hạt giống dưới tên thương hiệu”, theo Grain - một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế vận động cho các nông dân nhỏ. Nông dân cũng được phép “sản xuất và phân phối các giống truyền thống chưa đăng ký của riêng họ”. Hành lang pháp lý này có được là nhờ nỗ lực của các nhóm xã hội dân sự, các chuyên gia và hiệp hội nông dân.Năm 2019, một số nông dân Ấn Độ bị kiện vì đã “tùy tiện” trồng giống khoai tây FC5 - vốn chỉ được dành để làm món khoai tây chiên Lay's nổi danh của Tập đoàn PepsiCo (Mỹ). Vụ kiện gây ra các phản ứng dữ dội và PepsiCo cuối cùng phải rút đơn kiện. Tags: Doanh nghiệpNông nghiệpNông dânMùa màngHạt giống
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.