05/07/2014 14:18 GMT+7

Doanh nghiệp không muốn sợ ngành thuế

Nguyễn Huy Quang (nhq858@...)
Nguyễn Huy Quang (nhq858@...)

TTO - Bạn đọc tiếp tục bày tỏ những bức xúc về ngành thuế sau câu nói của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: "Cán bộ thuế toàn ăn vặt".

LzZMmnTY.jpgPhóng to
Người dân được hướng dẫn nộp các chứng từ liên quan về kê khai quyết toán thuế TNCN tại Cục Thuế TP.HCM - Ảnh tư liệu

Bên cạnh chuyện kể ra những điểm bất cập của ngành thuế như góp phần trả lời cho câu hỏi , bạn đọc cũng kỳ vọng tình trạng này sớm được giải quyết.

TTO xin trích đăng:

+ Có hàng ngàn lý do để cán bộ thuế hành doanh nghiệp. Trong thời buổi kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp (DN) đau đầu với đủ loại chi phí, trong đó có rất nhiều chi phí ma. Nhân viên kế toán của DN không phải ai cũng giỏi, cũng hiểu hết các luật định, bởi vậy trong quá trình làm việc không thể không có những cái sai. Lẽ ra cán bộ quản lý thuế phải nhắc nhở, giúp đỡ DN điều chỉnh nhưnǵ không bao giờ có chuyện hỗ trợ. Họ chỉ nhăm nhe DN mắc lỗi để phạt.

Từ phạt luôn được phát ra khi cán bộ thuế làm việc với DN. Đặc biệt trong việc sử dụng hóa đơn cũng có hàng ngàn lý do. Từ việc thiếu hai chữ Việt Nam trong nội dung địa chỉ, việc viết sai một dòng hoặc một chữ nhưng gạch đi viết lại cũng không được - phải hủy hóa đơn...

Có rất nhiều vấn đề rất tủn mủn, vặt vãnh (không thể liệt kê hết) nhưng cán bộ thuế cũng có thể bắt bẻ được, thế nhưng càng nói họ càng có nhiều trò.

+ Kính thưa bộ trưởng, người dân đi làm thủ tục thuế trước bạ, nộp tiền thuế khi nhận biên lai do cơ quan thuế phát hành, còn phải đi tìm chỗ photo rồi nộp lại bản photo cho cơ quan thuế. Xin hỏi bộ trưởng thủ tục như vậy có hợp lý không?

+ Từ tháng 7-2013 đến nay, ngành thuế liên tục ban hành nhiều chính sách, trong đó có nhiều chính sách chẳng thực tế và góp phần làm DN ngày càng mất thời gian hơn. Đơn cử như chuyện đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc bỏ hình thức hóa đơn xuất khẩu.

Đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng thoạt nghĩ thấy chẳng có gì nhưng sau đó là rất nhiều thứ liên quan. Các DN trước đây vốn làm ăn với nhau bình thường, thì nay vì quy định này mà tranh cãi, nghi ngờ lẫn nhau. Kế toán phải thu thập các tờ đăng ký của đối tác mới dám thanh toán tiền, vừa mất thời gian vừa làm xấu uy tín lẫn nhau.

DN nhập khẩu khi thanh toán tiền thuế NK ở ngân hàng xong phải "lạy lục" hải quan để lấy hàng (vì thanh toán rồi mà tiền chẳng thấy vào tài khoản hải quan), sau đó lại "lạy lục" cán bộ hải quan xóa nợ thuế trên hệ thống, có khi còn phải "van xin" cán bộ kho bạc kiểm tra xem vì sao tiền đã thanh toán mấy ngày mà kho bạc chưa ghi nhận.

Kết quả đến 99,9% là do cán bộ kho bạc & hải quan chưa ghi nhận. Lỗi ở cán bộ nhà nước nhưng DN mới là người hứng chịu thiệt hại. Thời gian nộp thuế chẳng là bao nhiêu, thời gian đi "van xin" và "lạy lục" cán bộ mới là nhiều.

+ Quyết toán của công ty do tôi trực tiếp làm và làm đúng, cán bộ thuế còn lập biên bản sai sự thật để chụp mũ công ty nhằm mục đích kiếm "chung chi", lợi dụng chức năng và quyền hạn của mình để hù dọa DN.

Tôi khiếu nại và gặp chi cục trưởng tố cáo và cán bộ thuế hạnh họe bị kiểm điểm. DN đã làm đúng thì không có gì phải sợ.

+ Hoan nghênh phát biểu của bộ trưởng. Mong rằng ngành thuế thay đổi, cải cách thủ tục hành chính, tránh các phiền hà trong phục vụ thì mới tăng thu cho ngân sách.

+ Cán bộ thuế ăn vặt mọi lúc mọi nơi, ai cũng biết nhưng không ai dám nói. Hoan hô Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, người đã dám nhìn nhận phẩm chất yếu kém của thuộc cấp.

Chúng ta hãy đặt câu hỏi vì sao cán bộ thuế ăn vặt mọi lúc, mọi nơi được? Một trong những lý do là thông tư ban hành không rõ ràng, thủ tục rườm rà, luật quản lý thuế không công bằng với doanh nghiệp. Dù đúng hay sai doanh nghiệp phải thi hành quyết định thuế trước và khởi kiện sau nếu có đủ kiên nhẫn, thời gian và tiền bạc. Cục Thuế nào cũng có số điện thoại nóng nhưng có hoạt động hay không? Theo tôi, truyền thông cần tham gia quyết liệt hơn vấn đề này, cần đưa ra một loạt bài về nhũng nhiễu thuế và đề nghị bộ trưởng vi hành kiểm tra đường dây nóng.

+ Rất cảm ơn ông Đinh Tiến Dũng. Hiện tại cán bộ thuế xuống doanh nghiệp tự cho mình quyền rất to: bắt DN thế nào, DN phải chịu thế đó. Mỗi lần cán bộ xuống, DN sợ vô cùng.

+ Ăn vặt là đủ chết doanh nghiệp rồi chứ cần gì ăn tạp. Bộ trưởng nói như vậy thì cách xử lý như thế nào? Các chi cục, Cục quản lý nhân viên có biết không? Bộ trưởng xem lại các cấp đã thực hiện các nghệ thuật nào để được ăn vặt? Doanh nghiệp mong muốn càng ngày càng phát triển nhưng gặp những loại sâu này thì rất đau khổ.

+ Phải minh bạch về chính sách thuế. Do chúng ta sống trong một cơ chế hành chính thiếu minh bạch nên mới hình thành đội ngũ cán bộ thuế không tinh thông nghiệp vụ thuế nhưng lại tinh ranh trong việc cản trở, đánh đố người dân và doanh nghiệp.

+ Bộ trưởng nói rất đúng nhưng mong bộ trưởng hãy tẩy những vết ố trong ngành thuế đi. Có những lỗi rất đơn giản nhưng cán bộ không tạo điều kiện thì doanh nghiệp chỉ có chờ báo tử. Ôi thuế là cái thòng lọng lúc nào cũng chờ để siết.

+ Bộ trưởng nên đi "vi hành". Bộ trưởng cứ "vi hành" đến bất kỳ cơ quan thuế trên đất nước Việt Nam này thì sẽ hiểu và biết cái "quyền" và sự quát nạt, bắt bẻ của cán bộ thuế ra sao. Đến làm việc với phòng một cửa đã bị nghe quát nạt. Nếu đến các phòng trực tiếp như đội kiểm tra, phòng thanh tra, đội kê khai... thì thôi rồi, các anh chị cán bộ thuế - những người "công bộc" của dân - quát nạt hơn nhiều lần vì ở phòng đó ít người hơn...

+ Hơn lúc nào hết phải chấn chỉnh lại đạo đức công vụ của cán bộ ngành thuế. Trước hết là xây dựng cơ chế chính sách để loại bỏ mảnh đất dung dưỡng công chức ngành thuế không tinh thông nghiệp vụ nhưng quá tinh ranh trong việc cản trở, đánh đố người dân và doanh nghiệp.

Mời xem thêm:

Nguyễn Huy Quang (nhq858@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên