Khái niệm này để phân biệt với "second-hand smoking" là hình thức hít phải khói thuốc lá do người khác hút, còn gọi là hút thuốc lá thụ động.
Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm để những con chuột sơ sinh ở trong lồng tiếp xúc trong ba tuần với một miếng vải ám khói từ khoảng 400-700 điếu thuốc lá được hút trong vòng hơn ba năm.
Kết quả thí nghiệm cho thấy những con chuột này chậm lớn hơn so với những con chuột khác sống ở môi trường sạch.
Sau đó, khi được tách ra khỏi môi trường ám khói thuốc lá, những con chuột này lên cân nhẹ và bắt kịp cân nặng của những con chuột sống trong môi trường lành mạnh khi chúng được 5 tuần tuổi.
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy THS không ảnh hưởng tới cân nặng khi các con chuột này trưởng thành, nhưng đã làm thay đổi số lượng tế bào máu liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và dị ứng của chúng.
Theo các nhà khoa học, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy dư lượng khói thuốc lá bám trên bề mặt vật dụng trong nhà có thể gây tác hại đối với sức khỏe không kém hình thức hút thuốc thụ động. Vì vậy, có cơ sở để lo ngại về an toàn của trẻ sơ sinh vì trẻ có thể nhiễm độc từ THS khi chúng nằm hoặc bò trên sàn nhà, hoặc thảm, hay chạm vào tường nhà, rèm cửa và các đồ đạc khác trong nhà.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm các độc tố từ THS khi các em hít thở, ăn uống hoặc tiếp xúc qua da. Các nhà khoa học cho rằng độc tố từ THS có thể bám trên bề mặt đồ vật trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và trở nên nguy hiểm hơn nếu chúng có sự biến đổi hóa học trong thời gian này.
Trước đó, một nghiên cứu về nhiễm độc từ THS trong các vật dụng gia đình đã cảnh báo về nguy cơ ung thư đối với trẻ em.
Các nhà nghiên cứu nêu rõ những phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng về việc THS có thể gây tác hại về sinh học và chứng minh rằng các chính sách không hút thuốc lá là cách tốt nhất để bảo vệ những người không hút thuốc trước các tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận