Tác phẩm đương đại trên nằm trong chuỗi sắp đặt mang tên Từ "dị" đến hoa hồng của tác giả 9X.
Dị nhân được tác giả sắp đặt cùng một số tác phẩm cũ như Thằng ngứa, Dị nhân thời bê tông, Người đầu tàu để biểu đạt những suy tư mới về nghệ thuật.
Đỗ Hà Hoài cho biết anh sáng tác Dị nhân trong vòng một năm, liên tục đi lại giữa TP.HCM và Hà Nội để có một sắp đặt ưng ý.
Dị nhân được trưng bày cố định, nối liền năm tầng lầu của Toong, trở thành tác phẩm điêu khắc lớn nhất trong sự nghiệp của tác giả.
Dị nhân cao 15m, gồm 50 khối tượng điêu khắc được lấy cảm hứng những cơn dị ứng bên trong cơ thể, từ đó phản chiếu ra môi trường xung quanh.
"Từ một ổ bánh mì gây dị ứng cho mình, tôi suy tư về những phản ứng tâm sinh lý của con người trước xã hội, môi trường", anh chia sẻ về nguồn cơn của những tác phẩm khác biệt của bản thân.
Đây cũng chính là cảm hứng chính khiến Đỗ Hà Hoài tạo ra chuỗi tác phẩm Dị ứng vào năm 2021. Ở Dị nhân, suy ngẫm của tác giả được đẩy lên một nấc mới, kết nối trong dòng chảy thời gian từ biển cả, đất trời và vũ trụ.
Trong tác phẩm mới nhất, những dị ứng nhỏ đó trở thành thành tố tạo nên dị nhân. Trong đó, phần chân nằm ở đáy đại dương, tay bám vào mặt đất, phần đầu lơ lửng giữa các tầng mây. Đỗ Hà Hoài chia sẻ, những khối tượng mang theo ý niệm về dòng chảy của thời gian và không gian nối liền từ tầng đáy của biển cả đến vũ trụ.
"Chúng sống, phân hủy và co lại một cách chậm rãi để sinh sôi với những lần chạm tiếp theo", tác giả tiết lộ, cùng với dòng thời gian kết hợp với rêu phong, cổ kính của không gian Hà Nội, "Dị nhân sẽ tiếp tục tái sinh bởi một lớp màu mới khác".
Xem thêm sắp đặt Từ "dị" đến hoa hồng:
Đỗ Hà Hoài sinh năm 1994 tại Gia Lai, tốt nghiệp Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM. Thực hành nghệ thuật của anh gắn liền với những phản ứng và quan sát về tâm sinh lý cá nhân, liên kết với các vấn đề xã hội và môi trường xung quanh.
Sau triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên Dị ứng tại Toong 126 Minh Khai, TP.HCM (2021) gây tiếng vang, tác phẩm của anh được "chu du" trong các triển lãm nhóm của Hội Mỹ thuật TP.HCM (2015), Trung tâm thương mại Takashimaya (2016), Trường Âm nhạc và Nghệ thuật biểu diễn Erato (2017), Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (2017), Địa điểm lưu trú nghệ thuật A. Farm (2018), Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) (2021, 2022), triển lãm nghệ thuật quốc tế Hanoi Art Connecting lần thứ 5 (2022), triển lãm "Cảnh quan rạn nở" của Hoa Tay Space (2022)….
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận