Trái bầu thì có nhiều loại như bầu trái tròn, bầu trái dài... Nhưng về mặt giá trị dinh dưỡng thì trong 100g bầu có rất nhiều vitamin và khoáng chất có giá trị như: Protid: 0,5%, Glucid: 2,9%, Canxi: 21mg%, Photpho: 25mg%, Sắt: 0,2mg%, Vitamin B1, B2, Beta-carotene, Vitamin C, chất xơ và một vài dưỡng chất khác. Bầu có nhiều dinh dưỡng thế, nhưng lại rất rẻ tiền và dễ trồng, dễ mua, và dễ chế biến.
Bầu nấu với tôm khô, tép, cá trê, cá lóc hấp bầu, bầu luộc với hột vịt, hay bầu chấm chao... Đó là những món ăn hấp dẫn được chế biến từ bầu, vậy trong chữa bệnh thì bầu có tác dụng gì?
Bầu vị ngọt, tính hàn, dùng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu trong các trường hợp tiểu gắt, tiểu buốt.
- Trong trường hợp tiểu gắt, tiểu buốt thì dùng 200g bầu cả vỏ, nấu với 1 lít nước, chia đều ra uống trong ngày thì nước tiểu sẽ trong và đi dễ dàng.
- Giảm cân: Béo phì là do rối loạn chuyển hóa, ăn nhiều. Nên có thể dùng bầu thay thế buổi ăn chiều, mục đích làm cho no bụng, thay thế tinh bột, từ đó bớt ăn những thứ khác dẫn đến giảm cân.
- Bị nha chu: Dùng hạt bầu sao vàng rồi tán bột, xức vào chỗ răng bị đau.
- Ép nước bầu uống cũng làm đẹp da trong các trường hợp da khô, da bong tróc, vì trong bầu có nhiều dinh dưỡng quý cho làn da.
Lưu ý: Những người bị các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm hang vị, ợ hơi, ợ chua thì không nên dùng trái bầu.
Nhưng đặc biệt vỏ bầu phơi khô, sao cháy đen, rồi tán bột mịn lại có tác dụng chữa các bệnh về dạ dày. Trước khi ăn 30 phút dùng 1 - 2 muỗng cà phê bột này, bệnh dạ dày sẽ ổn định dần.
- Bầu cũng giúp ổn định đường huyết, giúp hỗ trợ hiệu quả cho những người bị táo bón, vì có nhiều chất xơ và dinh dưỡng tốt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận