Cholesterol trong cơ thể chúng ta từ đâu đến?
Từ 2 nguồn:
• Ngoại sinh (chiếm 40%): từ thức ăn vào cơ thể.
• Nội sinh (chiếm 60%): do cơ thể sản xuất trực tiếp.
- Tất cả các tế bào cơ thể đều có thể sản xuất cholesterol.
- Gan là nhà máy chính.
- Chuyển biến từ tiền chất của cholesterol là acid mevalonique. Sau đó, cholesterol được đào thải tự nhiên một phần qua gan (dưới dạng sản xuất mật), một phần qua phân.
Thế nào là cholesterol “xấu” và cholesterol “tốt”?
Cholesterol trong cơ thể không chỉ mang “tiếng xấu” duy nhất với “người đời” mà còn cả “tiếng thơm” nữa. Thật vậy, có 2 loại cholesterol:
• Cholesterol “xấu” - Cholesterol tỉ trọng thấp (LDL- C)
Gọi là “xấu” bởi những tác hại mà nó gây ra cho cơ thể sau đây:
- Tăng ngưng tụ tiểu cầu (làm tăng khả năng hình thành cục máu đông trong lòng mạch gây bít tắc mạch máu).
- Kích thích tăng sinh cơ trơn thành mạch máu.
- Các LDL-C dư thừa trong máu sẽ bị oxy hoá rồi bị các đại thực bào bắt giữ, tạo nên các tế bào bọt, tích tụ thành mảng đeo bám vào thành động mạch tạo thành những mảng xơ vữa. Việc sử dụng thức ăn có nhiều chất chống oxy hoá như vitamin E, vitamin C, beta caroten, selen... cũng là một biện pháp ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch.
Những tác hại trên góp phần gây chít hẹp lòng mạch máu, là yếu tố dễ dẫn đến các bệnh tim mạch.
• Cholesterol “tốt” - Cholesterol tỉ trọng cao (HDL- C)
- Được tổng hợp ở gan và ruột non, nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ các mô về gan.
- Khi tỷ lệ LDL/HDL lớn thì nguy cơ tích tụ nhiều cholesterol “xấu” ở thành mạch, gây xơ vữa động mạch do thiếu HDL để vận chuyển cholesterol về gan.
- Nếu cholesterol “xấu” (LDL) càng nhiều thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn.
- Ngược lại nếu cholesterol “tốt” (HDL) càng nhiều thì nguy cơ xơ vữa động mạch càng thấp.
- Khi tỷ lệ LDL/HDL > 5 thì nguy cơ bệnh mạch vành càng tăng.
Trong cơ thể, hầu hết cholesterol trong máu là cholesterol “xấu”. Do đó khi cholesterol toàn phần tăng thì cũng có thể là biểu hiện của tăng cholesterol “xấu”, nguy cơ của bệnh mạch vành.
Chức năng của cholesterol trong cơ thể là gì?
Mặc dù mang tiếng xấu nhưng cholesterol tuyệt đối cần thiết cho sự sống thông qua các chức năng sau:
- Góp phần tạo ra các nội tiết tố, đặc biệt là các nội tiết tố giới tính (hormone nữ estrogen, hormone nam testosterones ...) và hormon tuyến thượng thận cortisone.
- Là một trong những thành phần tạo nên vách tế bào cơ thể, cần thiết cho việc phát triển cũng như tái sinh vách tế bào.
- Tham dự vào hoạt động của hệ thần kinh.
- Là thành phần cơ bản tạo nên muối mật, rất cần thiết cho hệ tiêu hóa.
- Tạo nên nguồn năng lựợng quan trọng cho cơ thể.
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng Cholesterol máu?
- Chế độ ăn uống.
- Trọng lượng cơ thể: thừa cân có khuynh hướng làm tăng cholesterol máu là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
- Hoạt động thể lực: đều đặn 30 phút/ngày giúp làm giảm cholesterol “xấu” và tăng cholesterol “tốt”.
- Tuổi tác: tuổi càng tăng cholesterol càng tăng.
- Giới tính: cholesterol ở nữ (trước thời kỳ mãn kinh) thường thấp hơn nam ở cùng độ tuổi. Sau giai đoạn mãn kinh, cholesterol “xấu” ở phụ nữ có xu hướng gia tăng. Trong giai đoạn thai nghén, do estrogen tăng và cholesterol và triglyceride tăng nhưng không gây hại đến cơ thể
- Di truyền.
Ý nghĩa của lượng cholesterol trong máu :
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong tăng cholesterol máu
Chế độ ăn đóng vai trò trung tâm trong điều trị hạ cholesterol “xấu” nhằm ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
• Nguyên tắc chung:
- Giảm năng lượng dưới 1800Kcal
- Hạn chế ăn ngũ cốc
- Hạn chế ăn đường mía, mứt kẹo < 20g/ngày
- Hạn chế trái cây quả ngọt nhưng nho thì ăn tốt
- Tăng các loại thức ăn có nhiều chất chống oxy hoá (ăn nhiều rau xanh 400 – 500 g/ngày)
- Sử dụng dầu thực vật: dầu mè, dầu đậu nành… (20g/ngày)
- Dùng nước tương, nước mắm như bình thường nếu không có cao huyết áp.
• Các thức ăn có thể sử dụng hàng ngày:
- Rau cải, rau dền, dưa chuột, dưa gang, xà lách, mướp, mồng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, măng, cà rốt, xu hào.
- Cam, quýt, bưởi, mận, đào.
- Gạo tẻ, bánh mì, gạo nếp < 200g/ngày, khoai các loại.
- Thịt gà nạc, thịt heo nạc, thịt bò (không da, không mỡ).
- Cá nạc, cá ít mỡ.
- Sữa đậu nành, đậu phụ, chao, tương (nếu không cao huyết áp).
• Các thức ăn hạn chế:
- Gạo, khoai, ngũ cốc khác: tối đa ba chén cơm đầy.
- Đường ăn, uống dưới 20g/ngày
- Trái quả ngọt
- Sữa đặc có đường
- Trứng 1 – 2 quả/tuần
- Các thức ăn muối mặn.
• Các thức ăn không nên sử dụng:
- Thức ăn nội tạng động vật (óc, tim, gan, thận, dạ dày của heo, bò, dồi lợn…)
- Thịt mỡ
- Sò, cua, ốc bể
- Mỡ động vật : mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà …
- Bơ, phômai, sô-cô-la
- Dầu dừa
- Sữa bột toàn phần (full cream milk powder).
Một số biện pháp phối hợp điều trị trong tăng cholesterol máu
Góp phần rõ rệt hạ cholesterol “xấu” và tăng cholesterol “tốt”:
• Kiểm soát cân nặng
• Hoạt động thể lực
• Bỏ thuốc lá
• Điều trị thuốc
Thực đơn gợi ý cho người cholesterol máu cao
Giá trị dinh dưỡng thực đơn trên : tổng năng lượng 1700 calo
- Protein : 60g
- Lipid : 25g
- Glucid : 300g
- Cholesterol : 100mg
Chiếm tỷ lệ Protein : Lipid : Glucid = 12% : 12% : 76%
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận