TTCT - LTS: Vụ án giết người, hiếp dâm trẻ em ở thôn Triều Đông (Sơn Tây, Hà Nội) đang đặt ra không ít câu hỏi cho người lớn, trong đó có việc làm sao giúp các nạn nhân non trẻ vượt qua những chấn thương tâm lý khủng khiếp này. Trẻ em bị chấn thương tâm lý do chứng kiến hoặc là nạn nhân trong các vụ xâm hại tình dục cần phải được điều trị phù hợp mới mong phục hồi sức khỏe. Từ năm 2009-2011 có hơn 4.300 vụ án xâm hại trẻ em. Trong số 4.600 nạn nhân bị xâm hại tình dục có 2.664 vụ xâm hại tình dục trẻ em (chiếm 61%). Trung bình mỗi năm xảy ra 800 vụ xâm hại. Những vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra tại các địa phương trong cả nước, trong đó nhiều nhất ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Số liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trong năm năm (từ 2007-2011) cho thấy cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố điều tra 6.502 vụ với 6.791 bị can phạm vào các tội liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Do bị lạm dụng khi tuổi còn nhỏ, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, tâm lý bị chấn thương quá nặng nề, thể xác cũng bị hành hạ quá đau đớn, nên trẻ sẽ gặp phải tình trạng sang chấn tâm lý rất nghiêm trọng. Với hội chứng rối loạn stress sau chấn thương (PTSD), trẻ có thể bị ảnh hưởng về tâm lý rất lâu dài, bị ám ảnh thường xuyên nếu không được điều trị sốc tâm lý kịp thời. Ám ảnh thể hiện qua việc trẻ có thể không ngủ được, hoảng loạn, khóc lóc trong giấc ngủ, người toát mồ hôi, ngủ mơ thấy lại những cảnh tượng đã xảy ra... Mất ngủ kéo dài sẽ càng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế bằng mọi giá phải giúp trẻ ngủ được, khi ngủ được thì khả năng hồi phục sức khỏe của trẻ sẽ tốt hơn nhiều. Nếu việc điều trị tâm lý được thực hiện sớm và thành công thì ảnh hưởng của chấn thương này về lâu dài sẽ giảm dần. Bằng không, sự việc đau lòng này cứ theo đuổi và ám ảnh, khiến trẻ dù sau này đã lớn, mỗi khi đọc báo thấy những câu chuyện tương tự thì hình ảnh cũ lại tái hiện. Nếu không thoát được những ám ảnh kinh hoàng này có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị trầm cảm và khi đó nguy cơ nguy hiểm nhất có thể là tự sát do trầm cảm rất cao vì những bức bách về tâm lý không được giải tỏa. Đặc biệt, gia đình có vai trò rất quan trọng giúp trẻ thoát khỏi khủng hoảng. Người thân không nên nhắc lại chuyện đau lòng này, không nên khóc lóc khi có mặt trẻ vì nếu cứ khóc và nhắc lại chuyện cũ càng khơi gợi cho trẻ nhớ lại và khó quên. Mọi sinh hoạt trong gia đình phải cố gắng giữ như bình thường. Đặc biệt nơi xảy ra sự cố, tốt nhất là nên bố trí, sắp xếp lại, thậm chí sửa lại, thay đổi màu sơn nhà để giúp trẻ quên chuyện đã xảy ra. Nếu được, tốt nhất nên chuyển đi ở nơi khác, không lưu lại những hình ảnh có thể khiến trẻ tiếp tục bị ám ảnh. Nếu không được điều trị kịp thời thì thời gian khủng hoảng sẽ kéo dài dẫn đến sau này khó hồi phục và khó quên ký ức cũ. Sau khi qua được giai đoạn khủng hoảng phải giúp trẻ hòa nhập cộng đồng bằng việc đi học bình thường trở lại. Nếu để trẻ ở nhà hoặc không cho làm những việc ở tuổi của trẻ càng làm trẻ khó quên những ám ảnh cũ. Khi trẻ đi học, nhà trường và thầy cô có vai trò quan tâm và chú ý đến việc trẻ học tập thế nào, hòa nhập vui chơi với bạn bè ra sao. Không nên để xảy ra tình trạng trẻ có cảm giác người khác nhìn mình bằng ánh mắt thương hại. Trẻ bị chấn thương tâm lý phải tùy mỗi độ tuổi khác nhau mà có liệu pháp phù hợp. Để giúp trẻ bị chấn thương tâm lý nói chung lấy lại cân bằng cần một liệu pháp tổng hợp từ bác sĩ trị liệu, tâm lý đến sự hỗ trợ tích cực từ gia đình. Liệu pháp tâm lý có thể bao gồm thư giãn, là quá trình làm mềm cơ bắp, giảm các cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, lo âu... Liệu pháp cấu trúc lại nhận thức, xúc cảm nhằm chỉ cách ứng phó tốt nhất với các rối nhiễu tâm lý, thay thế bằng ý nghĩ, niềm tin, mong muốn hợp lý hơn... Ngoài ra còn có liệu pháp giải mẫn cảm, ứng phó giải quyết vấn đề, trò chơi, vẽ... Với liệu pháp nhóm - gia đình cần tập hợp trẻ thành nhóm tùy theo thời điểm phù hợp để có thể kể chuyện, thực hiện trò chơi hay thảo luận một chủ đề nào đó. Liệu pháp này còn giúp bố mẹ ý thức được những nguyên nhân, trạng thái rối nhiễu tâm trí của con họ, cải thiện các trạng thái tâm lý tiêu cực của bố mẹ và xây dựng lại các mối quan hệ đồng cảm, yêu thương trong gia đình. Cũng có thể dùng thuốc nhưng hoàn toàn theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Tags: Hiếp dâm trẻ emGiết ngườiĐiều trịLá thư bác sĩNạn nhânChấn thương tâm lý
Công an triệu tập nhóm vệ sĩ dẹp đường cho xe đám cưới ở TP Thanh Hóa HÀ ĐỒNG 29/11/2024 Công an tỉnh Thanh Hóa đang triệu tập nhóm vệ sĩ dẹp đường cho đoàn xe đám cưới tại TP Thanh Hóa ngày 24-11, để làm rõ có hay không việc vi phạm pháp luật.
Vụ 310 người ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Bệnh viện xác nhận 1 người đã tử vong ĐÔNG HÀ 29/11/2024 Một bệnh nhân dính ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu đã tử vong. Hiện sự vụ đang được báo cáo lên ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Người dân đi bộ vào các ga metro số 1 sao cho an toàn? CHÂU TUẤN 29/11/2024 Nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online thắc mắc việc đi bộ vào các nhà ga dọc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) ra sao để đảm bảo an toàn giao thông?
Nổ lớn trên đỉnh núi ở Làng Nủ, đang xác minh nguyên nhân CHÍ TUỆ 29/11/2024 Sáng 29-11, người dân nghe thấy tiếng nổ lớn kèm theo bụi mù mịt trên đỉnh núi Con Voi thuộc Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) - nơi xảy ra vụ sạt lở đất kinh hoàng hồi tháng 9-2024.