Phóng to |
Nếu đúng thì có điều trị dự phòng được không, điều trị ở đâu? TS Trần Tịnh Hiền (ảnh) - phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - cho biết:
- Một người vì lý do nào đó có tiếp xúc với máu, dịch tiết của bệnh nhân nhiễm HIV… thì có thể được coi là bị phơi nhiễm HIV. Khi bị kim chích đâm vào tay, hay máu văng vào mắt, điều đầu tiên cần phải làm ngay là nặn bỏ máu ở nơi bị kim đâm hoặc rửa thật sạch máu bắn vào.
Sau đó uống ngay thuốc điều trị dự phòng (ở những nơi xa bệnh viện như các trường trại, cai nghiện… luôn có cơ số thuốc điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm). Sau đó cần đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để làm một số xét nghiệm cần thiết theo qui định để chứng minh người nào đó lây cho mình có nhiễm HIV và bản thân mình không bị nhiễm HIV.
* Nếu bị phơi nhiễm HIV có cần uống thuốc dự phòng hay không?
- Người bị phơi nhiễm là cán bộ y tế, công an, thanh niên xung phong ở các trường trại cai nghiện sẽ được cấp thuốc điều trị miễn phí. Còn những trường hợp khác đạp phải kim chích không rõ nguồn gốc…, nếu thấy cần thiết cũng có thể đến bệnh viện làm xét nghiệm. Tuy nhiên, những người này phải tự mua thuốc điều trị.
* Việc theo dõi, điều trị phơi nhiễm bao lâu, khi nào mới biết chắc mình không bị nhiễm HIV?
- Thông thường bệnh nhân sẽ được uống thuốc điều trị phơi nhiễm một tháng, sau đó sẽ được làm xét nghiệm máu lại. Nếu kết quả âm tính với HIV sẽ ngưng uống thuốc. Tuy nhiên, ba hoặc sáu tháng sau đó phải xét nghiệm lại lần nữa. Nếu kết quả vẫn âm tính thì coi như không bị nhiễm HIV. Thời gian qua, phơi nhiễm HIV xảy ra phần lớn ở nhân viên y tế. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị dự phòng, xét nghiệm máu lại, cho đến nay chưa có trường hợp nào bị dương tính với HIV.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận