26/12/2017 16:28 GMT+7

Điều trị bằng phẫu thuật tiểu không kiểm soát khi gắng sức

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

TOT là kỹ thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ít xâm hại với tỷ lệ khỏi bệnh cao, rút ngắn số ngày nằm viện.

Điều trị bằng phẫu thuật tiểu không kiểm soát khi gắng sức - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: thehealthsite.com

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (SUI) là vấn đề sức khỏe gây ành hưởng nặng nề đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của phụ nữ, đặc biệt ở phụ nữ tuổi trung niên và tuổi già.

Nguyên nhân của tình trạng khó chịu này là hậu quả của quá trình mang thai , sinh đẻ, tuổi tác, tình trạng mãn kinh…do đó, càng lớn tuổi phụ nữ thường bị són tiểu khi ho, hắt hơi, vận động mạnh, thậm chí khi cười. Tâm lý e ngại, xấu hổ của phụ nữ khiến họ càng che giấu, tránh né đi khám, âm thầm chịu đựng những bât tiện khó bày tỏ của tiểu không kiểm soát khi gắng sức.

Một trong những phương pháp phẫu thuật, là kỹ thuật TOT (trans-obturator tape) – dùng dải băng nhỏ (sling) với chất liệu tổng hợp polypropylene, không tan, đặt xuyên qua hai lỗ bít để nâng đỡ niệu đạo giữa người phụ nữ. Kỹ thuật này được thực hiện tại phòng mổ, khoảng 15 phút và được xuất viện ngày hôm sau. Ngay sau khi ra viện bệnh nhân có thể làm những công việc nhẹ. Vết mổ nhỏ ngoài da 5mm ở hai bên vùng bẹn, sử dụng kháng sinh dự phòng, là nhửng ưu điểm giúp cho phụ nữ hài lòng với phẫu thuật này.

TOT là kỹ thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ít xâm hại với tỷ lệ khỏi bệnh cao, rút ngắn số ngày nằm viện và mang lại hiệu quả kinh tế - y tế rất cao, giúp phụ nữ thoát khỏi tình trạng ẩm ướt bất tiện có thể kéo dài đã nhiều năm tại vùng kín.

Để góp phần tích cực cải thiện một cách hiệu quả chất lượng sống của người phụ nữ, khi có điều kiện tiếp cận người bệnh, thông qua công tác khám phụ khoa định kỳ, khám mãn kinh… các nhân viên y tế trong quá trình thăm khám, nên lưu ý đến các triệu chứng có liên quan đến mức độ di động của niệu đạo và bàng quang.

Ngoài ra, góp phần cho công tác điều trị bệnh lý tiểu không kiểm soát ở phụ nữ, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp như:

- Thay đổi chế độ ăn: Tránh táo bón vì có thể tạo áp lực lên bàng quang, ảnh hưởng đến chức năng bàng quang. Ăn nhiều chất xơ như đậu, mì sợi, yến mạch, ngũ cốc, bánh mì, trái cây và rau xanh. Duy trì cân nặng. Không hút thuốc bởi thuốc lá gây kích thích cơ bàng quang, ngoài ra ho nhiều do hút thuốc cũng dễ bị són tiểu. Tập thể dục.

- Uống nhiều nước: Bệnh nhân thường không dám uống nước vì sợ đi tiểu nhiều, nhưng chính nước tiểu cô đặc gây kích thích bàng quang, tiểu lắt nhắt. Vì vậy, nên uống 2-3 lít nước/ngày và tránh uống nước 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

- Tập bàng quang: Mục tiêu là tập cách ức chế cảm giác tiểu gấp, trì hoãn việc đi tiểu, đi tiểu theo thời gian biểu. Khoảng cách giữa hai lần đi tiểu lý tưởng 2-4 giờ. Ức chế cảm giác tiểu gấp: Ngồi xuống, hít thở sâu bằng miệng, tưởng tượng đến những hình ảnh thư giãn để cảm giác tiểu gấp trôi qua và đi tiểu vào thời gian đã định.

- Kiểm soát cảm giác mắc tiểu: Đó là người bệnh cần ngưng ngay công việc đang làm, ngồi xuống hoặc đứng yên. Nhíu chặt các cơ vùng chậu nhiều lần (không giãn cơ quá mức giữa các lần co cơ). Thư giãn phần cơ thể còn lại, hít thở sâu để giảm áp lực, tập trung ức chế cảm giác tiểu gấp.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên