Cách đây hàng ngàn năm, người Maya và Aztec đã biết sử dụng “chicle” – nhựa của một loại cây thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae) để nhai. Mãi cho tới tận thế kỷ 19, người ta vẫn sử dụng “chicle” để làm ra kẹo cao su nhờ kết cấu mềm, mịn và giữ hương vị khá tốt. Sau này, dưới sự phát triển của khoa học, người ta đã thay thế nhựa cây thiên nhiên bằng các chất tổng hợp.
Tuy nhiên, dạ dày của chúng ta lại không thể tiêu hóa được polymer tổng hợp của kẹo cao su, như các loại thức ăn thông thường khác.
Nhưng dù nếu lỡ nuốt phải bã kẹo cao su, bạn cũng đừng lo lắng quá mức. Bởi dạ dày dù không thể tiêu hóa, nhưng nó có thể “tống khứ” phần khó tiêu này.
Khi bị nuốt vào cơ thể, các chất tạo màu, chất ổn định và chất bảo quản trong bã kẹo cao su sẽ được thải độc ở gan, để bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng dị ứng hoặc ngộ độc.
Axit clohydric (HCl) và các enzym tiêu hóa trong dạ dày sẽ đảm nhiệm vai trò phân tách đường, chất tạo hương vị (bạc hà, cam, dâu,…) và chất làm mềm. Sau khi gốc polyme của kẹo cao su mất đi độ đặc dính, nó sẽ được đẩy xuống ruột để loại khỏi cơ thể trong khoảng thời gian 24 giờ.
Quá trình này có thể hơi tốn thời gian một chút, song không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể thoải mái nuốt bã kẹo cao su. Việc nuốt bã kẹo cao su nói riêng và các loại thức ăn khó tiêu nói chung một cách thường xuyên có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, đau dạ dày và táo bón.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, còn có thể gặp tình trạng biến chứng như sốt, huyết áp tăng, phát ban, nổi mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy. Khi đó, cần đến bệnh viện để tìm cách xử lý bã kẹo cao su này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận