31/05/2011 12:12 GMT+7

Điều chỉnh gu nghe nhạc, dễ không?

Trần Gia Lạc (trangialac91@...)
Trần Gia Lạc (trangialac91@...)

TTO - Người nghe - được đông đảo bạn đọc khẳng định đã góp phần dung dưỡng cho những loại nhạc... không ra nhạc tồn tại "ngang nhiên", nhiều ý kiến cho rằng ca khúc không thể giống như một hiện tượng 'trái pháp luật", không thể cấm mà xong nếu người nghe nhạc không tự "nâng" trình độ thưởng thức của mình lên, biết từ chối những gì không thẩm mỹ, không phù hợp.

RoQ4O0eJ.jpgPhóng to
Lê Cát Trọng Lý một trong những gương mặt trẻ có những sáng tác với những ca từ có chiều sâu và được nhiều bạn trẻ đón nhận - Ảnh: T.T.D.

Nhạc dễ hiểu mới hiểu nổi?!

Nhà có nhỏ em gái, rất mê nhạc trẻ loại này và chê những thứ tôi nghe là... thấy ghê. Tôi chỉ cười phì và nói: "Mấy đứa bây giờ thì cần nghe cái gì tưng tưng, tửng tửng như thế, nhưng sẽ có lúc, mấy đứa sẽ cần cái gì đó để suy ngẫm. Và khi đó mấy đứa sẽ nghe loại nhạc anh đang nghe".

Nhiều lúc nghe những bài hát kiểu này mà tôi sởn gai ốc, nhưng vẫn có một số lượng các bạn nhỏ thích nghe cái gì nó rõ ràng mà phũ phàng như thế. Thử hỏi, với cái tuổi mà ăn chưa no lo chưa tới thì làm sao có thể hiểu những thứ như Mặt trời nào soi sáng tim ta, để tình yêu xay mòn thành đá cuội (Cát bụi - Trịnh Công Sơn). Những thứ chúng muốn chỉ đơn giản là Anh không cần em, làm cho mắt môi em buồn...

Thay vì ngồi đây và bàn luận, phỉ báng, chê trách chúng thì hãy hướng những đứa em, đứa con trong nhà mình đến những giá trị mà chúng có thể hiểu được trong ca từ. Vì mỗi lần tôi phân tích những ca từ, lời văn trong những bài hát tôi nghe thì nhỏ em tôi lại bảo "sao hay vậy? Mà mấy ông hồi đó viết vậy thì ai hiểu nổi".

Thế đấy, tất nhiên sẽ đến lúc chúng nhận ra cái gì gọi là giá trị. Và ngay cả các ca sĩ của chúng ta cũng thế, hãy nhìn mà xem, một đơn cử như chị Cẩm Ly, bây giờ, hiếm khi nào thấy chị còn rực lửa quay cuồng như trước hay không, mà thay vào đó, những bài hát điềm đạm, sâu sắc hơn được chị thể hiện.

Còn việc những bài hát này có thể sống thì chứng tỏ có người cần nghe nó, còn không thì tự nhiên nó sẽ bị tuyệt diệt. Bao thế hệ ca sĩ đã chứng minh điều đó rồi còn gì. Sao chúng ta không thể để chúng tự sinh tự diệt đi, nếu đè chết tất cả chúng, thì chả hóa ra, bọn trẻ lại nói về âm nhạc của chúng ta yêu thích như cái cách mà chúng ta nói về âm nhạc của bọn chúng vậy. Đừng để điều đó xảy ra! Hãy chấp nhận về sự khác biệt giữa các thế hệ để dễ dàng thuyết phục chúng hơn. Chỉ mong là các cơ quan chức năng hãy kiểm định một xíu khi các bài hát được ra đời, đừng để chúng thái quá là được rồi!

Không biết đâu là bông phèng, tầm phào

Khi nghe loại nhạc "té ghế" này không biết chúng ta nhận được điều gì hữu ích ở đó. Thư giãn bằng âm nhạc rất cần có văn hóa, nó không chỉ giúp ta thoải mái, xả stress mà còn dạy cho ta những bài học bổ ích, tinh thần hướng thiện, sống tích cực hơn. Trong khi, đa phần các bản nhạc "té ghế" ca từ cẩu thả, bông phèng, ý nghĩa bài hát thì không có hoặc tầm phào chẳng hạn như bài Làn da nâu của Phi Thanh Vân, cả bài ca sĩ chỉ có nhai đi nhai lại 3 chữ làn - da - nâu.

Dù biết là gu âm nhạc và cảm nhận của mỗi người khác nhau, nhưng thử hỏi nếu bây giờ giới trẻ chối bỏ nghe những bản nhạc có chiều sâu, có ý nghĩa mà quay sang nghe nhạc "té ghế" ngày càng nhiều liệu xã hội trong tương lai sẽ ra sao? Dĩ nhiên cái không hay, không tốt sẽ bị đào thải nhưng liệu lúc đó căn bệnh lây lan ra rộng rãi thì có đào thải kịp không hay thậm chí căn bệnh ấy còn có thể trở nên biến tướng thành căn bệnh nguy hại hơn nữa thì sao? Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bậc phụ huynh nên điều chỉnh lại gu sở thích của con em mình sao cho hợp lí, khoa học và có ý nghĩa trong việc nuôi dưỡng tâm hồn.

Đừng nghe để rồi bức xúc!

Tôi chỉ chọn những bài hát hay, có ý nghĩa, ca từ đẹp, giai điệu ấn tượng .... để nghe thôi! Khi thấy hay, tôi có thể nghe đi nghe lại cả trăm lần! Còn những bài vớ vẩn, nếu vô tình bị nghe, tôi cũng chỉ nghe lần đó rồi quên tuốt, chẳng nhớ gì đến nó nữa, sau này lỡ có "gặp" tôi cũng chuyển kênh, chuyển bài khác hoặc nếu có đi nghe nhạc ở sân khấu nào đó mà "đụng" phải "nó", tôi cũng chẳng quan tâm.

Tôi thích chú ý đến những bản nhạc hay, những ca sĩ có khả năng thực sự trong âm nhạc thôi. Khi thấy báo chí bàn viết về những thảm họa Vpop, tôi thực sự không quá bức xúc vì tôi không quan tâm đến họ. Họ có thể có khả năng ở những lãnh vực khác, nhưng đối với tôi họ không có khả năng về âm nhạc nên tôi không chú ý đến những điều họ làm trong âm nhạc!

Khi chửi nhau cũng thành… lời ca tiếng hát

Mình thật không hiểu lớp trẻ ngày nay suy nghĩ như thế nào. Những clip mà bạn trẻ đưa lên mạng thật không thể chấp nhận. Nên chăng chúng ta phải xem lại thái độ, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con em, vì theo mình, gia đình là yếu tố quan trọng đầu tiên trong giáo dục.

Có lẽ ngày nay, do bận rộn với việc kiếm tiền nên nhiều gia đình có lơ là trách nhiệm giáo dục con cái, để con cái có cách nhìn, cách suy nghĩ không giống ai.

Văn hóa nhạc không còn mà thay vào đó là những lời rên rỉ, trách móc, sỉ vả thậm chí chửi nhau cũng thành lời ca tiếng hát. Có phải do thiếu một tiêu chí quản lý cụ thể nào nên sự ra đời của những nhóm nhạc “tầm phào” cứ như nấm sau mưa. Lạ một nỗi là những cái “tầm phào” này lại dễ ăn sâu vào tư tưởng của giới trẻ hơn là những lời răn dạy của cha mẹ chúng - cái mà chúng cho là cổ lỗ sĩ.

"Bọn cháu xem nhạc nhiều hơn nghe nhạc"

Thật đáng buồn là thế hệ bọn cháu bây giờ các bạn toàn xem nhạc nhiều hơn là nghe nhạc, nếu có nghe cũng chỉ nghe nhạc đơn thuần chứ không để ý gì đến lời lẽ ca từ. Các "sao" bây giờ tạo phong cách âm nhạc riêng thì ít, phong cách ăn mặc thì nhiều.

Nhạc không nghĩ ra được thì đi đạo nhạc, chỉnh sửa chút đỉnh rồi làm như thể là công sức do mình sáng tạo ra. Loại nhạc như thế mà vẫn được số đông teen Việt yêu thích! Khi nói là các ca sĩ đó đạo nhạc (có bằng chứng hẳn hoi) thì người hâm mộ vẫn coi như không.

Ca khúc nghe muốn "té ghế": thảm họa của VPop?

Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thật sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa?

Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe?

Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không?

Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"?

Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop".

Xem thêm:

Tại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?

Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
Trần Gia Lạc (trangialac91@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên