Với mức tăng của nhiều nhóm mặt hàng như vậy, CPI tháng 1 tăng 0,51% và 2,65% so với cùng kỳ năm trước.
Theo cơ quan thống kê, giá hầu hết các nhóm mặt hàng tăng do đây là tháng giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như của các doanh nghiệp, các cơ quan tăng hơn các tháng trước.
Ngoài ra, giá dịch vụ y tế tăng cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế tại 9 tỉnh, thành làm tăng 2,34% so với tháng trước đóng góp làm tăng CPI chung 0,09%.
Đồng thời, trong tháng cuối năm, nhu cầu sửa chữa nhà cửa tăng làm giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,35%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,38%, giá vé tàu cũng tăng.
Tổng cục Thống kê cũng tính toán, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 1-2018 tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 1,18% so với cùng kỳ.
Trong tháng 1-2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và điện.
Còn lạm phát cơ bản tháng 1-2018 so cùng kỳ ở mức 1,18% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định.
10/11 nhóm hàng hóa tăng giá
- Thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,83%;
- Giao thông tăng 1,17%;
- Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,55%;
- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44%;
- Đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%;
- Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,40%;
- May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,34%;
- Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%;
- Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,07%;
- Giáo dục tăng 0,03%.
Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,09%.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận