TTO - Vào 16h ngày 20-3, báo Tuổi Trẻ tổ chức lễ tổng kết chương trình 'Online cùng Tết Việt' và trao giải cuộc thi "Tết xưa - Tết nay" tại nhà hàng Seefahrer, số 10B Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
TTO - Diễn đàn Tết xưa - Tết nay nhận được 1.422 email gửi đến sau 35 ngày phát động. Có thể nói diễn đàn Tết xưa - Tết nay đã chạm vào một góc vừa thân thuộc vừa thiêng liêng trong đời sống tinh thần mỗi người Việt.
TTO - Cha tôi luôn xúc động mỗi khi gợi nhắc kỷ niệm về những cái Tết thời thơ ấu, khi sự thiếu ăn trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi trong hồi ức của những đứa trẻ như cha thuở ấy. Người ta sợ Tết, sợ phải đối mặt với các khoản chi tiêu...
TTO - Má ngồi đó trên chiếc ghế bố, con cháu về thưa nhưng má cứ hỏi: "Thằng nào vậy, đứa nào vậy bây, con của ai, cháu của ai…?". Đôi mắt má sau 2 lần mổ nay hoàn toàn không còn thấy nữa, bóng dáng đi ngang má thấy nhưng không nhìn được mặt người...
TTO - Rượu của bố rất ngon, những chai 65, chai bia cổ rụt, chai 33 cút... được bố xếp đầy góc nhà, chờ khách lấy về ăn Tết. Khi ngửi thấy mùi men ngọt ngào, thoảng trong gió đông từ ngoài đầu ngõ là tôi biết Tết sắp đến.
TTO - Bởi như một chuyện đương nhiên mỗi dịp Tết đến, những ai lớn nhất mới cần có quần áo mới, đám em út nhỏ hơn trong nhà sẽ phải thừa hưởng quần áo cũ của anh chị như một sự nối tiếp và tiết kiệm.
TTO - 'Mấy đứa chịu cực xí, ba má làm cái ni hỉ', sau câu nói đó, ba lại ngồi tỉ mẩn gói mấy chục chiếc nem sâu thành chùm treo lủng lẳng trên bếp, má đo từng lóng tay nước mắm để ngâm thịt heo cho 'mấy đứa quấn bánh tráng ăn đã đời'.
TTO - Là gió chướng, là bông ô môi, là tiếng quết bánh phồng, là pháo nổ rộn ràng, là tâm trạng nôn tới Tết. Dân lục tỉnh xưa bước qua mùng 10 tháng Chạp là rần rần nôn Tết, tay chưn quíu hết trơn hết trọi, cập rập càng ràng vì hơi hám Tết...
TTO - Tết Nguyên đán chính là khoảng thời gian duy nhất trong một năm, mọi thứ trở nên thật trọn vẹn, thật bình an, thật ấm áp. Tết giống như một liều thuốc chữa lành những vết thương, những nỗi đau mất mát trong năm qua.
TTO - Nghĩ Tết Nguyên đán, thế nào thì mẹ con cũng ăn Tết phương xa, với đó là năm đầu tiên rời Việt Nam. Tôi cố tình xếp chiếc áo truyền thống vào vali cho con trai, nếu con không thích mặc thì vẫn còn có thứ gì đó khiến con phải nhớ đến quê nhà.
TTO - Giáp Tết, nhà nhà đua nhau tháo đìa. Nhà nào không có đìa thì đi "bắt hôi" tôm cá ở các nhà khác. Vậy nên, coi như Tết đến là cả xóm được chia đủ phần, không ai thiếu thốn "vốn liếng" ăn Tết.
TTO - Hai người già lẻ loi nương vào nhau mỗi mùa gió dữ. Cả năm trông đợi chỉ mấy ngày, con cái tựu tề đông đủ. Có một năm tôi đi công tác ngang nhà ngày giáp Tết. Trời chập choạng chiều, ba ngồi trước hiên tựa cột, phả khói thuốc vào không trung.
TTO - Một năm bán buôn dưới chợ, chỉ có 3 ngày Tết là mẹ ở nhà. Không biết sao năm nào ngày tốt lại thường rơi vào mùng 4, dù mùng 8 mùng 10 gì đó cũng tốt. Nhiều khi tôi chỉ mong mẹ chọn ngày mở hàng xa xa ra để tôi không thấy Tết ngắn ngủi đến vậy.
TTO - Năm nào cũng vậy, cứ nhìn mâm cơm tất niên, mẹ tôi lại rưng rưng khi nhắc lại câu chuyện ba chờ đến tối 30, cuốc bộ mười mấy cây số trong mưa rét... để mong mua được cái đầu heo bị ế với giá rẻ cho vợ con ăn "đã một bữa".
TTO - Tết xưa - biết bao nhiêu cái Tết gắn bó với tuổi thơ êm đềm, với quê hương, làng xóm bình yên, với mái nhà đơn sơ mà ấm áp nghĩa tình, đến trong đợi chờ, háo hức, qua đi trong tiếc nuối, neo vào miền ký ức theo ta đi suốt những năm tháng dài.
TTO - Nhà tôi tuy không khá, nhưng mẹ tôi suy nghĩ rất tân thời, Tết khó mấy cũng phải có quần áo mới, dép mới. Để mua dép cho đúng cỡ, mẹ lấy cọng rơm đo bàn chân từng đứa, lúc ra chợ thì cứ thế mà chọn cho vừa.
TTO - Những ngày Tết đến là lúc mà cái "gen" làm ăn buôn bán của các cô, chú bác nhà tôi bộc lộ khủng khiếp nhất. Quê tôi có ngôi chợ khá to, sầm uất... và dịp Tết là dịp mà những người thân trong dòng họ nhà tôi "cát cứ" buôn bán khắp nơi trong chợ.
TTO - Tết con trâu này, nhiều người đã thấm thía với 2 từ "tha hương", bởi dịch bệnh đã khiến mùa xuân đoàn tụ bị gián đoạn với không ít gia đình. Với tôi, xuân đến nơi Hà thành giữa thời điểm dịch bệnh làm phảng phất trong tôi mùi khói bếp quê nhà.
TTO - Đêm. Chúng tôi cùng thức gói bánh tét. Thằng cháu nói: "Con xin một cặp cho bạn con ở trong khu bị phong tỏa được không cô Hai?". "Được chứ!". Tôi lại thấy một khía cạnh khác của dịch, rằng "giãn cách" nhưng nó lại đem người ta gần nhau hơn.
TTO - Chợ quê ngày tết có bấy nhiêu nhưng luôn thôi thúc tôi trở về. Sau này khi đã đi qua rất nhiều khung trời tôi mới hiểu rằng ở bất cứ vùng đất nào trên thế giới đều có những phiên chợ quê, kể cả những thành phố xa hoa như Paris, New York.