04/08/2018 10:42 GMT+7

Diễn đàn Sinh viên châu Á với môi trường - ASEP 2018: Hiểu về rừng để cùng bảo vệ

VŨ THỦY (từ Malaysia)
VŨ THỦY (từ Malaysia)

TTO - 72 bạn trẻ đến từ chín trường đại học của châu Á đã có hành trình trải nghiệm tại hai điểm bảo tồn rừng độc đáo của Malaysia.

Diễn đàn Sinh viên châu Á với môi trường - ASEP 2018: Hiểu về rừng để cùng bảo vệ - Ảnh 1.

Sinh viên các nước tham quan vườn thực vật Rimba Ilmu - Đại học Malaya - Ảnh: VŨ THỦY

Một điểm nằm ngay giữa thủ đô Kuala Lumpur và một điểm nằm ở thành phố trẻ Putrajaya - nơi được mệnh danh là "thành phố vườn" với 75% diện tích là hồ nước, công viên và mảng xanh.

Món quà từ rừng mưa nhiệt đới

Hiểu về rừng để trân trọng và tìm giải pháp - đó là cách các sinh viên được dẫn dắt tại diễn đàn Sinh viên châu Á với môi trường - ASEP 2018, chủ đề "Quà tặng từ rừng mưa nhiệt đới" được tổ chức tại từ ngày 2-8.

Một tour vòng quanh "vườn kiến thức" Rimba Ilmu nằm ngay trong khuôn viên ĐH Malaya - ĐH lâu đời nhất tại Malaysia - với hơn 1.600 loài thực vật đã giúp các bạn sinh viên có cái nhìn toàn cảnh về rừng mưa nhiệt đới trên thế giới, rừng mưa ở Malaysia.

Từ phòng triển lãm với những hình ảnh, bảng thống kê, tóm tắt thông tin về rừng mưa nhiệt đới, ngắm nhìn mẫu vật hoa Rafflesia, loài hoa lớn nhất thế giới, mẫu vật gần 20 loài bọ hình que..., họ tiếp tục bước vào một khu rừng xanh mướt với bộ sưu tập của năm loài cây cao nhất thế giới, những tán dương xỉ, cọ, tán tre khổng lồ...

Những địa điểm bảo tồn không chỉ có tranh, ảnh, video cung cấp thông tin mà còn được thiết kế sống động nhất như một công viên tự nhiên xanh mát, thơ mộng với cây cối, chim muông khiến người xem thực sự cảm nhận được món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng.

Ở một công viên về đất ngập nước tại Putrajaya, nơi có những hồ nước nhân tạo được xây dựng để làm nơi trú ẩn cho các loài động vật, sinh viên được quan sát những loài cá, những chú hồng hạc, bồ nông, chim uyên ương bơi lội trên mặt hồ...

Không giấu niềm tự hào, Farhana Adila Binti Ishak, sinh viên năm 2 khoa luật ĐH Malaya (Malaysia), cho biết rừng mưa nhiệt đới ở Malaysia đã hình thành từ 130 triệu năm trước, già hơn cả rừng rậm Amazon nổi tiếng ở Nam Mỹ, đóng vai trò chủ chốt đối với một số hệ sinh thái nhiệt đới, mức độ đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới.

"Malaysia có đến 2/3 diện tích bao phủ bởi mà các nhà khoa học đã ước tính chiếm khoảng 20% số loài động vật trên thế giới. Điều này giúp đất nước tôi trở thành một trong 17 quốc gia "siêu đa dạng sinh học" với rất nhiều cảnh quan rừng, từ rừng mưa ở các vùng đất thấp đến rừng mưa ở cao nguyên, từ rừng ngập mặn đến rừng các vùng ngập nước..." - Farhana chia sẻ.

Hãy công bằng với các loài động vật

Đó chính là thông điệp mà tiến sĩ Fathiah Mohamed Zuki - ĐH Malaya - gửi gắm đến các bạn trẻ khi bà kết thúc bài trình bày về ngành công nghiệp dầu cọ trước các sinh viên tham gia diễn đàn. Đây là một trong những ngành công nghiệp xương sống của nền kinh tế Malaysia khi quốc gia này bắt đầu chuyển đổi dần từ trồng cao su tự nhiên, dầu dừa... sang trồng dầu cọ từ những năm 1960.

Hiện nay sản phẩm dầu cọ của Malaysia đã xuất khẩu đến khoảng 150 quốc gia. Khoảng 4 triệu lao động của nước này tham gia chuỗi sản xuất và sản xuất dầu cọ trên toàn thế giới cũng đã tăng gấp 10 lần trong vòng 30 năm. Nhưng chính tốc độ phát triển nhanh chóng lại là điều đe dọa đến suy giảm diện tích , đe dọa các loài sinh vật.

Theo tiến sĩ Zuki, tại một số đảo mà việc trồng cọ đang lan rộng, rừng là môi trường sống của rất nhiều loài, trong đó có loài dã nhân, hổ, voi... "Không thể nào vì lợi ích của mình mà con người lấy đi môi trường sống của các sinh vật khác. Vì vậy, hãy bền vững cùng nhau và phải công bằng.

Quả thật tôi không biết là có bao nhiêu giải pháp cho phát triển bền vững nhưng các bạn trẻ ở đây chính là những người sẽ gợi ra những ý tưởng để đạt mục tiêu bền vững này" - tiến sĩ Zuki nhấn mạnh.

Sứ mệnh bảo vệ môi trường nằm trong tay thế hệ trẻ

Chiều 2-8, lễ khai mạc diễn đàn Sinh viên châu Á với môi trường - ASEP năm 2018 do Quỹ môi trường AEON (Nhật Bản) phối hợp với ĐH Waseda (Nhật Bản) tổ chức đã diễn ra tại ĐH Malaya (Malaysia).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Naoki Hayashi, giám đốc điều hành Quỹ môi trường AEON, cho rằng sứ mệnh bảo vệ môi trường nằm trong tay những người trẻ và ASEP là nơi người trẻ kết nối với nhau để tìm hiểu các vấn đề của môi trường và hệ sinh thái, thảo luận những giải pháp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm...

Học bảo vệ môi trường từ người Nhật

TTO - Các bạn trẻ Việt Nam tham gia Diễn đàn môi trường sinh viên châu Á (ASEP) 2017 ở Nhật Bản không chỉ được học về môi trường, mà còn thu nhận nhiều bài học quý khác.

VŨ THỦY (từ Malaysia)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên