27/05/2008 18:37 GMT+7

Điện ảnh Ý hồi sinh sau LHP Cannes

HỒNG QUANG (Theo Reuters, AP)
HỒNG QUANG (Theo Reuters, AP)

TTO - Trong khi người Pháp hân hoan vì giành được giải thưởng quan trọng nhất LHP Cannes thì người Ý cũng vui không kém và coi đó là sự hồi sinh của nền điện ảnh, khi họ giành cả hai giải thưởng quan trọng chỉ sau Cành cọ vàng.

T8iPp029.jpgPhóng to
Đạo diễn Matteo Garrone vui mừng nhận giải Grand Prix với phim Gomorrah
TTO - Trong khi người Pháp hân hoan vì giành được giải thưởng quan trọng nhất LHP Cannes thì người Ý cũng vui không kém và coi đó là sự hồi sinh của nền điện ảnh, khi họ giành cả hai giải thưởng quan trọng chỉ sau Cành cọ vàng.

Chủ nhân giải Grand Prix, giải quan trọng thứ hai dành cho phim hay nhất LHP Cannes, là Gomorrah nói về giới mafia khét tiếng thành phố Napoli, còn giải quan trọng thứ ba của ban giám khảo thuộc về phim Il Divo đề cập cuộc đời cựu thủ tướng Ý Giulio Andreotti. Cả hai tác phẩm đều nhận được sự đánh giá cao của các nhà phê bình trong nước và quốc tế.

Hai phần thưởng trên như một cú hích chào đón sự trở lại của nền điện ảnh Ý, vốn đang nỗ lực tìm lại chính mình trong những năm gần đây khi bị xem là trong tình trạng đi xuống.

Các trang nhất báo Ý hôm qua đều dành những phần trang trọng cho chiến thắng kép của GomorrahIl Divo, làm lu mờ cả chủ nhân giải Cành cọ vàng là bộ phim Pháp The class. “Nếu có một người chiến thắng thật sự thì đó chính là điện ảnh Ý. Đây là điều quan trọng để thuyết phục quốc tế rằng nền điện ảnh của chúng ta lại bay cao” - nhà phê bình phim kỳ cựu Paolo Mereghetti hồ hởi trên nhật báo Corriere della Sera.

Thái độ của báo chí Ý dành cho LHP Cannes 2008 hoàn toàn trái ngược so với những gì họ bình luận trong kỳ liên hoan năm ngoái, khi phim của Ý bị trắng tay. Đạo diễn Mỹ Quentin Tarantino khi đó đã bình luận rằng nền điện ảnh của Ý đang trong tình trạng trì trệ. Còn với liên hoan phim năm nay, các nhà phê bình đều cho rằng hai bộ phim Gomorrah (của đạo diễn Matteo Garrone) và Il Divo (của đạo diễn Paolo Sorrentino) đã thuyết phục khán giả bằng cái nhìn nguyên bản, nhưng cũng đầy tươi mới về các đề tài kinh điển của điện ảnh quốc gia vùng Nam Âu này là mafia và tham nhũng chính trị.

Cây bút Natalia Aspesi viết trên tờ La Repubblica: “Trong một nền công nghiệp đang có vẻ suy thoái, đột nhiên xuất hiện hai đạo diễn chưa qua tuổi 40 đã cho chúng ta thấy một thế hệ làm phim mới, thế hệ dám nhìn thẳng vào hiện thực của đất nước chúng ta, cũng như cả những mảng tối của nó một cách không e sợ”.

HỒNG QUANG (Theo Reuters, AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên